Mụn cóc khi mang thai có nguy hiểm không, nếu nguy hiểm thì trường hợp nào cần chú ý ? Hãy lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia để có câu trả lời về vấn đề này.
Mụn cóc khi mang thai có nguy hiểm không ?
Có rất nhiều loại mụn cóc, mỗi loại có những tính chất đặc trưng khác nhau:
– Mụn cóc thông thường
Đây là những cục sẩn cứng nhô trên da, bề mặt sần sùi, hình tròn, màu xám, kích thước từ 2 mm đến vài chục milimét. Chúng có thể mọc ở một số vị trí đặc biệt ở dưới lòng bàn chân, dưới móng chân tay, thường gây đau nhói khi chạm vào.
– Mụn cóc sinh dục
Loại mụn cóc này gặp ở bộ phận sinh dục, chung quanh hậu môn có triệu chứng gần giống như bệnh sùi mào gà.
– Mụn cóc phẳng
Chúng là những sẩn nhỏ hơi nhô cao hơn bề mặt da, phải nhìn và sờ kỹ mới phát hiện được. Mụn có kích thước khoảng 1mm – 5mm, bề mặt trơn láng, màu vàng nâu. Loại mụn này có khả năng lây lan nhanh nên thường có vài chục đến hàng trăm cái mọc trên da, thậm chí nó còn mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Mụn khu trú chủ yếu ở cẳng tay, lưng bàn tay, mặt cổ. Trường hợp mụn đã lây lan nhiều sẽ rất khó khăn trong điều trị.
Những loại mụn trên đây đều hình thành do một loại virus mang tên HPV gây ra. Có đến hơn 100 chủng HPV gây bệnh ở người, mỗi chủng virus sẽ hình thành các thương tổn khác nhau. Tất cả mụn cóc có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng với người bệnh.
Mụn cóc khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào dạng mụn cóc mà thai phụ mắc phải. Các mụn cóc thông thường ngoài tình trạng lây lan và mất thẩm mỹ thì về cơ bản không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong sự nguy hiểm sẽ xảy ra với trường hợp thai phụ bị mụn cóc sinh dục.
Xem thêm :
Mụn cóc sinh dục ở nam là gì ? Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không ?
Cách trị mụn cơm hiệu quả nhất hiện nay
Mụn cóc sinh dục khi mang bầu nguy hiểm như thế nào ?
Mụn cóc sinh dục xuất hiện ở vùng sinh dục và vùng hậu môn là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất do vi rut HPV gây ra. Chúng có thể phát triển trên thành âm đạo, âm hộ, khu vực giữa bộ phận sinh dục ngoài với hậu môn, cổ tử cung. Ngoài ra chúng cũng có thể phát triển trong miệng hay cổ họng của người có quan hệ tình dục bằng miệng với người có bệnh.
Biểu hiện của loại mụn này là hình thành từng cục thịt nhỏ, màu da hoặc xám, khi ở gần nhau chúng có hình giống cây súp lơ, gây ngứa ngáy, khi giao hợp sẽ bị chảy máu. Hầu hết mụn cóc sinh dục thường bằng phẳng, nhỏ nên khó nhìn thấy bằng mắt thường, một số trường hợp chúng nhân lên thành cụm lớn.
Khi bị mụn cóc sinh dục, việc tăng lượng estrogen trong thai kỳ có thể làm cho tình trạng mụn lan rộng hơn, nhân lên nhanh chóng, chảy máu. Những trường hợp nhiễm mụn này nguy cơ truyền virus HPV sang cho em bé khá cao. Nó làm trẻ nhiễm HPV thanh quản, có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng thở của em bé. Mặt khác, mụn cóc sinh dục do HPV cũng có khả năng lan rộng đến mức làm tắc nghẽn đường dẫn sinh.
Mụn cóc khi mang thai không có phương pháp điều trị nào có thể khiến tình trạng nhiễm HPV sinh dục biến mất trước khi sinh vì thế việc theo dõi và kiểm soát sự xuất hiện của mụn cóc là cách duy nhất thai phụ có thể làm để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra an toàn. Nếu thai phụ bị mụn cóc sinh dục ở dạng hoạt động, có thể bác sỹ có thể sẽ khuyên nên đẻ mổ để bảo vệ cho em bé.
Qua những chia sẻ trên đây mong rằng giúp bạn hiểu được về hiện tượng mụn cóc khi mang thai để có biện pháp phòng ngừa hoặc xử trí an toàn. Khi cần được tư vấn thêm bạn có thể liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu của Phòng khám Đông Phương để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!