Tìm kiếm [x]

Bệnh ngứa khi mang thai phải điều trị như thế nào ?

Bệnh ngứa khi mang thai có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể thai phụ trước sự thay đổi nội tiết và môi trường nhưng cũng có thể do nguyên nhân bệnh lí nào đó. Hiện tượng này gây ra nhiều ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống của thai phụ.

Có thể bạn quan tâm: 

Tìm hiểu lí do xuất hiện bệnh ngứa khi mang thai

Xuất hiện tình trạng ngứa khi mang thai là hiện tượng dễ gặp với thai phụ bởi nhiều nguyên nhân:

Các bệnh lí ngoài da

  • Chứng phát ban

Giai đoạn mang thai, cơ thể thai phụ sản xuất ra nhiều loại hormone có tính chất khá nóng, ảnh hưởng đến cơ thể, khi da tự cọ xát hoặc cọ xát vào quần áo và đổ mồ hôi sẽ gây ra hiện tượng phát ban, nổi rôm ở các nếp gấp của da, nếp nhăn gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu.



  •  Chàm, vảy nến

Một số mẹ bầu bị bệnh ngứa khi mang thai kèm theo các vết sưng đỏ, da bị bong tróc, nứt, khô, thậm chí là chảy máu do mắc phải chứng chàm, vảy nến. Những triệu chứng này khá dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt, với những sản phụ có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc dị ứng thức ăn thì tình trạng ngứa sẽ càng thêm tồi tệ.

  •  Nổi mề đay

Giai đoạn cuối thai kỳ, một số thai phụ có những mảng ngứa lớn dưới dạng mề đay và sần bắt nguồn từ dạ dày và lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể như cánh tay, bụng và đùi. Tuy nhiên cảm giác ngứa ngáy rất dữ dội nhưng lại không gây hại gì cho cả mẹ và bé. Bệnh khiến thai phụ hình thành “da gà” ở tay, chân, cánh tay và cánh chân. Bệnh này không gây hại gì cho bạn và bé, nhưng sẽ khiến sản phụ khó chịu.

Bệnh ngứa khi mang thai

Nổi mề đay là nguyên nhân dẫn đến bệnh ngứa khi mang thai

  •  Phồng mụn rộp

Tình trạng này được biết đến như là mụn rộp thời kỳ thai nghén, với đặc trưng như là ngứa mề đay có thương tổn giống như bóng đèn. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn 3 của thai kỳ nhưng cũng có những trường hợp xuất hiện ở giai đoạn đầu. Căn bệnh này có thể gây ra biến chứng kéo theo sự chậm phát triển của thai nhi và khiến thai phụ sinh non.

Ứ mật trong gan

Bệnh ngứa khi mang thai do nguyên nhân này có tỷ lệ khoảng 2% thai phụ mắc phải do tổng hợp muối mật. Điều này được giải thích bởi mật không được chuyển xuống đường ruột để tiêu hóa chất béo, vitamin mà bị ứ lại trong gan, ngấm vào máu và da gây ra cảm giác ngứa ngáy, da không xuất hiện mẩn đỏ hay mề đay, không kiểm soát được việc gãi và thường gãi thành vệt dài. Khi không được phát hiện và chữa trị trước tuần thai thứ 37 sẽ khiến lượng Kali trong máu tăng quá mức có thể ảnh khiến mẹ có nguy cơ bị băng huyết sau sinh do cơ thể giảm lượng hấp thu vitamin K và ảnh hưởng tới tính mạng thai nhi.

Nhiễm nấm men vùng kín

Một số thai phụ có thể bị ngứa âm đạo chủ yếu do sự thay đổi độ PH của âm đạo hoặc mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm vi sinh. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể từ âm đạo lan sang cổ tử cung và tử cung gây hại cho thai nhi vì thế sản phụ không nên chủ quan.

Viêm nang lông

Bệnh khởi phát khoảng giai đoạn thứ 3 của thai kỳ với triệu chứng điển hình là có những sẩn mủ ở nang lông khiến thai phụ bị ngứa ngáy.

Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên đây thì tử cung tăng trưởng, đổ mồ hôi nhiều, bị rạn da quá mức… cũng có thể khiến thai phụ bị ngứa khi mang thai.



Bị ngứa khi mang thai có nguy hiểm không ?

Ngứa ở thai phụ có thể bình thường hoặc bất thường. Nếu trường hợp ngứa chỉ do xáo trộn, thay đổi hormone từ quá trình mang thai thì hầu như sẽ không trầm trọng và không gây nên nguy hiểm. Tuy nhiên, khi ngứa do nguyên nhân bệnh lí thì thai phụ cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thai phụ nên theo dõi kỹ những cơn ngứa, những trường hợp sau cần thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Ngứa toàn thân kèm với vàng da có thể cảnh báo tắc mật trong gan.
  • Phát ban kèm với sốt có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng như thủy đậu, nhiễm herpes, nhiễm virus đường hô hấp…
  • Ngứa hoặc phát ban không kèm sốt nhưng có tổn thương da có thể cảnh báo bệnh ngoài da
  • Ngứa không kèm với sang thương da có thể do rối loạn chuyển hóa, bệnh tuyến giáp, bệnh thận, bệnh huyết học…
  • Ngứa kèm theo cảm giác bỏng rát quanh âm hộ – âm đạo có thể do nhiễm nấm candida và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương khuyên thai phụ nếu mắc bệnh ngứa khi mang thai hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện các xét nghiệm nhằm loại trừ trường hợp nguy hiểm và điều trị kịp thời nếu cần thiết bằng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.

Mọi thắc mắc thêm về căn bệnh này thai phụ có thể gọi tới hotline 0972.666.497  hoặc CHAT cùng chuyên gia của phòng khám để được giải đáp nhanh chóng, hữu ích.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC