Bệnh chàm có lây không ? Chàm là căn bệnh tuy không nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống và yếu tố thẩm mỹ của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Tác hại của bệnh chàm nguy hiểm như thế nào ?
- Bị chàm khi mang thai không nên xem nhẹ
- Chàm tiếp xúc là gì ? Cách điều trị chàm tiếp xúc
“Chào bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương, bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu bệnh chàm có lây không? Cháu năm nay 21 tuổi, cháu đang học đại học và ở trong kí túc xá cùng 4 bạn nữa. Trong phòng cháu có 1 bạn bị bệnh chàm, nên cháu rất lo lắng sẽ bị lây bệnh của bạn ấy” (Thanh Giang, 21 tuổi, Hà Nội).
Chào Thanh Giang, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho phòng khám đa khoa Đông Phương, sau đây các bác sĩ da liễu sẽ giải đáp thắc mắc bệnh chàm có lây lan không cho bạn như sau:
Bệnh chàm có lây không ?
Bệnh chàm hay còn được gọi là bệnh eczema, là một bệnh ngoài da thường gặp và có thể xảy ra với mọi đối tượng. Đây là một chứng bệnh ngoài da không lây nhiễm, nghĩa là không lây từ người này sang người khác. Do đó, kể cả bạn có sự tiếp xúc trực tiếp, thân mật, sống chung với người bệnh cũng không sợ bị lây bệnh chàm.
Dưới đây là những yếu tố có liên quan mật thiết tới sự hình thành bệnh chàm, nhằm giải đáp cho thắc mắc bệnh chàm có lây không?
– Do cơ địa: những người bị rối loạn các chức năng trong cơ thể như hệ thần kinh, bài tiết, tiêu hóa, nội tiết thường có tỉ lệ mắc bệnh chàm cao hơn những người khác. Đồng thời, những người mắc phải các bệnh như viêm mũi xoang, viêm tai,viêm gan, suyễn, viêm đại tràng, các bệnh về thận,… cũng có thể dễ mắc bệnh chàm.
– Do sức đề kháng yếu: sức khỏe yếu, sức đề kháng suy giảm sẽ làm giảm khả năng chống lại những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài tấn công vào trong cơ thể và gây bệnh ngoài da. Một yếu tố nhỏ gây tác động không tốt tới bệnh chàm nữa đó là chế độ ăn uống thiếu hơp lý như uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, và ăn ít rau quả.
– Bệnh chàm có lây không? Bệnh chàm hình thành do nguyên nhân dị nguyên, do đó không có tính lây nhiễm: Đầu tiên phải kể đến đó là những tác động từ sự thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm, những vật dụng dễ gây dị ứng. Một số loại thức ăn như trứng, sữa, hải sản, … cũng thường gây ra tình trạng dị ứng.
Bên cạnh đó, người thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường có thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, xi măng, sơn xe, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, dầu mỡ, … cũng dễ có nguy cơ bị bệnh chàm cao và khiến cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
[el5a1f5d611b6ca]
Bệnh chàm có lây không? Như vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm là bệnh chàm không lây từ người này sang người khác, do đó bạn có thể sinh hoạt bình thường với người bị bệnh.
Bệnh chàm là một chứng bệnh viêm nhiễm da phổ biến, không phân biệt giới tính, tuổi tác, mang lại nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh chàm là gây ra sự ngứa ngáy kèm theo mụn nhọt xuất hiện. Các vết mụn nhọt này thường mọc ở mặt, cổ tay, bàn tay, bàn chân hoặc sau đầu gối, nếu bệnh nặng hơn, nó có thể lan ra toàn thân.
Vùng da bị bệnh thường dày cộm lên, hoặc nổi vảy. Với những chị em có da sáng màu, khu vực tổn thương ban đầu sẽ có màu đỏ, sau đó chuyển sang màu nâu. Ở những chị em có da tối màu hơn thì bệnh chàm có thể ảnh hưởng tới sắc tố da, khiến khu vực bị bệnh có màu sáng hoặc tối hơn.
Bệnh nếu để lâu dài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ mà còn gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh chàm đóng vai trò hết sức quan trọng.
Cách phòng tránh bệnh chàm
-Tránh tiếp xúc với các chất có thể gây ngứa như bột giặt, xà phòng, bọt tắm, mỹ phẩm, các chất tẩy rửa gia dụng, nước hoa, len, lông động vật, cây cối, nữ trang và các chất dịch rỉ từ thịt
-Dưỡng ẩm thường xuyên để giữ độ ẩm bên trong da, tránh da bị khô nẻ.
-Không tắm và ngâm mình quá lâu trong bồn tắm, nhất là trong nước nóng.
-Hạn chế để bị quá nóng hoặc ra mồ hôi nhiều cũng giúp người bệnh bị chàm khi mang thai nhanh chóng trị khỏi bệnh.
-Giữ cơ thể luôn thoáng mát bằng việc mặc đồ rộng rãi, thoải mái, chất liệu cotton và tuyệt đối tránh các chất liệu vải tổng hợp, len dạ hay bất kỳ loại vải thô ráp khác.
Trong trường hợp trời lạnh, thì hãy mặc nhiều lớp mỏng quần áo, để có thể dễ dàng cởi bỏ bớt nếu chị em bắt đầu thấy nóng.
-Luôn giữ tâm lý thoải mái, vì stress trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây bệnh chàm. Khi chị em bắt đầu thấy lo lắng, hãy thở đều để thư giãn.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám da liễu uy tín Đông phương về bệnh chàm có lây không, hy vọng sẽ hữu ích với các bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc, các bạn có thể gọi điện đến đường dây nóng 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu tại phòng khám Đông Phương sẽ tư vấn, giải đáp thắc mắc cho chị em.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!
[el5a1f67846f40f]