Tìm kiếm [x]

Đâu là nguyên nhân gây bệnh sài ở trẻ em ?

Thực chất nguyên nhân gây bệnh sài ở trẻ em bao gồm rất nhiều nguyên nhân, và thực tế bệnh sài không phải là một bệnh là tên gọi của các chứng (triệu chứng bệnh khác nhau). Trong y học ít khi nói đến chứng sài, nhưng thực tế thì nó được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Vậy cụ thể, sài là gì, đâu là nguyên nhân gây ra bệnh sài ở trẻ em? Sau đây, các bác sĩ phòng khám Đông phương sẽ chia sẻ với bạn vấn đề này.

Nguyên nhân gây bệnh sài ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh sài ở trẻ em

Bệnh sài được hiểu là như thế nào?

Sài là từ để chỉ các triệu chứng bất thường của trẻ từ sơ sinh đến 2-3 tuổi, đây cũng có thể là chứng của 1 bệnh lạ, bệnh nặng hoặc bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nên bệnh sài ở trẻ em

Trẻ bị sài do các nguyên nhân sau:

  • Hệ thống miễn dịch và khả năng đề kháng bệnh tật của trẻ còn yếu
  • Bé mới rời khỏi bụng mẹ chưa thích nghi với môi trường mới
  • Do các cơ quan trong cơ thể bé chưa hoàn thiện: Sau khi rời khỏi bụng mẹ trẻ mới bắt đầu thở bằng phổi, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa cũng mới bắt đầu làm việc và dần hoàn thiện. Hệ thần kinh, da, cơ, xương và một số bộ phận của cơ quan hô hấp chưa hoàn chỉnh.
  • Do đặc điểm sinh lý của trẻ rất phức tạp, thay đổi theo từng tuần, từng tháng.
  • Do trẻ chưa biết nói hoặc nói không rõ nên không thể diễn đạt được tình trạng bệnh.

Chính vì thế đòi hỏi các bà mẹ cần thường xuyên theo dõi tỷ mỷ, cẩn thận, để phát hiện ra các chứng bệnh bất thường ( bệnh sài ở trẻ ), để có thể chữa bệnh kịp thời.

>>> Chụp và gửi hình ảnh để được chẩn đoán bệnh online

Các loại bệnh sài ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh sài ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh sài ở trẻ nhỏ

  • Sài mối: Khi bị sài mối lưỡi của trẻ hay thò ra, thụt vào, trẻ có thể bị sốt, chảy dãi, lở loét miệng lưỡi. Sài mối có thể là triệu chứng của bệnh nóng trong, viêm đường hô hấp như ( viêm phế quản, mũi, họng), viêm đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu.
  • Sài chéo: với dấu hiệu trẻ hay ngồi bắt chéo chân, chân tay teo  nhẽo, yếu. Trẻ bị sài chéo có thể là triệu chứng bệnh còi xương, suy dinh dưỡng nặng.
  • Sài mòn: trẻ gầy mòn, ốm yếu những trẻ này có thể đang bị còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Sài Đẹn: trẻ hay quấy, khóc bất thường; sốt, chậm lớn, sút cân. Bé bị Sài Đẹn có thể là triệu chứng của bệnh về đường tiêu hóa như: kiết lỵ, táo bón, tắc ruột; hoặc bệnh về gan, mật; nóng trong,…Ở một số địa phương gọi Sài đẹn là chứng mọc nhiều mụn nhỏ bất thường trên người bé.
  • Sài giật: trẻ bị co giật bất thường, kèm sốt cao, ho. Chứng sài giật ở trẻ có thể là triệu chứng sốt cao, co giật của bệnh viêm não, viêm phổi ở trẻ

>>> Chi phí trị liệu sài có tốn kém không?

Bác sỹ khuyên

Như vậy sài chỉ là cách gọi khi trẻ có các triệu chứng bất thường. Các mẹ cũng nên chú ý nếu phát hiện con có biểu hiện bị sài mối, sài chéo, sài mòn, sài đẹn thì nên đưa bé đi khám vì đó có thể là nguyên nhân của bệnh sài nói chung và của một số bệnh nguy hiểm khác. Nếu cần được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình, các mẹ có thể TƯ VẤN TRỰC TUYẾN chuyên gia của phòng khám Đông Phương luôn sẵn lòng giúp đỡ 24/7.

Mọi thắc mắc cần lời giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được tư vấn cụ thể.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC