Mụn cơm có lây không? là băn khoăn của rất nhiều người gửi đến hòm thư tư vấn của các bác sĩ phòng khám da liễu Đông Phương. Mụn cơm có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, bên cạnh đó khi dùng chung vật dụng với những người có mụn cơm(mụn cóc) như khăn lau, giầy dép, quần áo. Sau khoảng 2-3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì bạn mới biết có bị lây hay không.
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân gây mụn cơm bạn không ngờ tới
- Cách trị mụn cơm ít tốn kém nhất
- Kem trị mụn sử dụng như thế nào đúng cách
Mụn cơm( mụn cóc) là tình trạng tăng sinh lành tính ở lớp nông của thượng bì da. Nguyên nhân gây mụn cơm là do siêu vi HPV, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi những phổ biến nhất là ở thiếu niên, trẻ nhỏ. Siêu vi gây mụn cơm rất dễ dành phát tán trong môi trường công cộng mà bạn thường xuyên tiếp xúc như hồ bơi, phòng tập
Mụn cơm có lây không?
Để trả lời câu hỏi này các bác sĩ tại phòng khám Đông Phương- địa chỉ phòng khám da liễu ở hà nội giải thích rằng. Mụn cơm có 2 cơ chế lây nhiễm
Thứ nhất là mụn cơm tự lây nhiễm ở bản thân người bệnh. Nếu bạn bị một vài mụn cơm ban đầu, nếu không có cách phòng, điều trị kịp thời bệnh rất dễ lây lan sang những vùng da lân cận hoặc những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp do cào, gãi, cầm nắm, sinh ra nhiều mụn cơm nhỏ li ti. Những mụn cơm con này phát triển và lây lan rất nhanh.
Mụn cơm không những gây mất thẩm mỹ, mà khi chúng mọc tại một số vị trí bị đè ép khi bạn vận động như mụn cơm ở lòng bàn chân, gót chân, đầu ngón cái thì sẽ gây ra cảm giác đau đớn, vướng víu.
Thứ hai mụn cơm có thể lây từ người này sang người khác, khi tiếp xúc trực tiếp với vùng mụn cơm của người bệnh. Đặc biệt là khi trên da sẵn có những vết trầy xước, hoặc da đang mắc một số bệnh da liễu như chàm da, dị ứng da hoặc da miễn dịch nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao. Đặc biệt khi mặc chung quần áo, hoặc đồ dùng cá nhân với người bị bệnh
Có một số trường hợp mụn cơm có thể biến mất sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhưng rất hiếm. Vì vậy khi mụn cơm mọc nhiều lây lan trên da, gây đau, mất thẩm mỹ thì nhất định phải điều trị. Mụn cơm là những u nhú lành tính, nên việc điều trị cũng không quá khó khăn.
Vậy nên làm gì để tránh mụn cơm bị lây nhiễm?
- Để mụn cơm không lây thì khi bị bệnh tốt nhất bạn nên tìm đến phòng khám da liễu uy tín để khám và có cách chữa mụn cơm kịp thời. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp như bôi acid salicylic và acid lactic 15 – 35% hàng ngày và băng kín, đốt lazer mụn cơm, tẩy mụn cơm. Tuy nhiên đều cần có sự theo dõi của bác sĩ, không nên tự làm ở nhà để tránh viêm nhiễm, mụn mọc nhiều hơn để lại sẹo, “tiền mất, tật mang”.
- Tuyệt đối không dùng chung quần áo hoặc đồ dùng cá nhân với người bị bệnh
- Bệnh nhân không được gãi hoặc cậy mụn dễ viêm nhiễm, mụn lây lan nhanh sang những vùng da khác.
Những điều trên là câu trả lời cho câu hỏi mụn cơm có lây không? Tuy đây là bệnh rất dễ lây nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng, tránh được nên không đáng lo ngại.
Hãy gọi ngay đến số 0972.666.497 hoặc CHAT cùng các bác sĩ thẩm mỹ hàng đầu của phòng khám chúng tôi giải đáp những thắc mắc của bạn.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!