Bệnh chàm da còn có tên gọi khác là bệnh eczema. Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở cả Việt Nam và thế giới với tỷ lệ người mắc bệnh chiếm 7-10%. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh chàm, nguyên nhân bị chàm cũng như cách điều trị khi gặp phải căn bệnh này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Chứng bệnh ngứa da chớ có dại xem thường
- Lời giải cho câu hỏi bệnh ban xuất huyết dị ứng là gì
- Một số điều thiết yếu cần biết về bệnh zona thần kinh
Bệnh chàm da là gì ?
Nhiều người vẫn thắc mắc bị chàm là gì ? Đây là một trong các bệnh dị ứng da thuộc dạng mãn tính và rất hay tái phát. Tại những chỗ bị chàm, vùng da ở đó sẽ có biểu hiện bị khô nứt, tấy đỏ sau đó có thể xuất hiện hiện tượng bong tróc. Đối với người bị nặng thì có khả năng xuất hiện cả mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy ở chỗ bị chàm. Bệnh chàm da tuy là không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nhưng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất nhiều cho cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của họ.
Bệnh chàm da hình thành và phát triển qua 5 giai đoạn sau:
-Giai đoạn 1: thường thì người bệnh sẽ bắt đầu nhận thấy khu vực da bị chàm ngứa và dần dần rộp đỏ lên. Thời gian sau trên vùng da đó còn xuất hiện một số chấm nhỏ màu trắng, những chấm này lớn dần lên hình thành các mụn nước ở trên da
-Giai đoạn 2: các chấm trắng đã phát triển thành các mụn nước (dễ nhầm với mụn cơm), những mụn nước này sẽ xuất hiện ngày một nhiều và dày lên trên vùng da bị chàm.
-Giai đoạn 3: các hạt mụn nước bắt đầu căng lên sau đó vỡ ra. Trong lúc mụn nước đang vỡ ra bệnh nhân cần phải lưu ý không được để cho chúng lan tỏa sang những khu vực da khác đồng thời luôn giữ vệ sinh để vùng da đó không bị viêm nhiễm.
-Giai đoạn 4: vùng da bị chàm đó dần dần khô lại và hình thành những lớp vảy dày.
-Giai đoạn 5: một số lớp vảy bắt đầu khô lại rồi bong tróc ra. Khu vực da bị chàm dày lên so với bình thường, hình thành các vết sẹo và làm gia tăng các sắc tố do chàm.
>>> Gửi ngay hình ảnh bệnh để được chẩn đoán online miễn phí
Nguyên nhân bị chàm
Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới bệnh chàm
1.Do cơ địa
+Bệnh có khả năng mắc do di truyền. Nếu như trong một nhà có bố mẹ bị mắc bệnh chàm thì nguy cơ con cái họ bị bệnh là tương đối cao và cao hơn hẳn so với các gia đình khác.
+Do một số chức năng bên trong cơ thể bị rối loạn: khi những cơ quan thuộc hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ nội tiết hoặc hệ tiêu hóa bị rối loạn chức năng, hoạt động không được tốt cũng có khả năng khiến cho bạn mắc phải bệnh chàm.
+Do thể trạng người bệnh không tốt, trong tiền sử bệnh có thể đã mắc phải các bệnh như viêm đại tràng, viêm tai, zona, viêm xoang hay các bệnh về thận…
2.Do một số nguyên nhân dị nguyên
Do dị ứng với các loại thức ăn lạ, do tiếp xúc với các đồ vật có chứa dị nguyên khiến cho bệnh nhân bị dị ứng da hoặc do tính chất công việc của họ phải thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với những loại hóa chất gây bệnh như thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, dầu mỡ, ….thậm chí nếu đi dép cao su nhiều cũng có thể gây ra bệnh chàm ở chân.
Bên cạnh đó khi bạn gặp phải một số vấn đề về tinh thần, tâm lý cũng là một nguyên nhân hình thành bệnh chàm da mặt.
Tùy theo tác nhân gây bệnh mà bệnh chàm chia ra rất nhiều thể:
– Bệnh chàm tổ đỉa : thể chàm này thường xuất hiện ở tay và chân để có cách chữa bệnh chàm tổ đỉa triệt để cần xác định rõ được yếu tố gây dị ứng với người bệnh như là : cao su, xà phòng, hóa chất…
– Chàm sữa: có rất nhiều trường hợp bé bị chàm sữa ở mặt khiến các ông bố bà mẹ phải đau đầu vì tím kiếm cách chữa chàm sữa. Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ có thể do di truyền từ mẹ sang con, do trẻ dị ứng với trứng sữa và cách cho trẻ bú không hợp lí. Một câu hỏi đặt ra là liệu chàm sữa có chữa khỏi không ? Hoàn toàn có thể chỉ cần các mẹ lưu ý vào cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ và chăm sóc trẻ chu đáo tránh lạm dụng các hóa chất công nghiệp.
– Chàm bội nhiễm : đây cũng là một thể chàm rất hay gặp ở những trẻ có cơ địa yếu, cần phải nhanh chóng điều trị tránh để bệnh chuyển sang mạn tính.
– Một số thể chàm khác ít gặp như: chàm dị ứng, chàm tiếp xúc, chàm vi khuẩn
[el5a1f782fe9626]
Bệnh chàm có lây không ?
Vẫn chưa có kết luận rõ về vấn đề này nhưng tốt nhất khi trong gia đình có người bị bệnh chàm mọi người tốt nhất nên hạn chế dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
Hướng điều trị bệnh chàm
1.Nguyên tắc :
– Cần tìm ra các phản ứng dị nguyên để tránh gặp phải.
– Phối hợp sử dụng thuốc bôi chàm ngoài da và thuốc uống .
– Xây dựng chế độ ăn hợp lí: ăn các loại thức ăn lỏng nhẹ. Bệnh chàm kiêng ăn gì ? một số thức ăn sống, tôm cua, đồ hộp chính là những thứ mà người bệnh phải kiêng. Đặc biệt là trong đợt cấp tính bệnh nhân cần phải tuyệt đối kiêng dùng muối.
– Cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối trong đợt cấp, chỉ làm những việc phù hợp.
– Bệnh nhân không được sát xà phòng, cọ, gãi chích lể hoặc là bôi đắp linh tinh.
2. Thuốc bôi toàn thân :
Lựa chọn các loại thuốc bôi da phù hợp với từng giai đoạn của bệnh
2.1. Thuốc bôi :
– Ở giai đoạn cấp : rửa chỗ bị tổn thương tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish tiếp theo dùng một trong những loại dung dịch màu để chống nhiễm trùng nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết như: Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%.
– Ở giai đoạn bán cấp : sử dụng các thuốc bôi dạng kem như là hồ Brocq, kem Corticoide, kem kháng sinh, dầu kẽm…
– Ở giai đoạn mạn : mỡ salycylé, mỡ corticoide, hắc ín, ichtyol.
Trên đây là hướng điều trị bệnh chàm mà các bạn có thể tham khảo tuy nhiên do thể trạng mỗi người mỗi khác nên tốt nhất khi gặp phải căn bệnh này các bạn nên tới ngay các phòng khám da liễu uy tín để tìm ra nguyên nhân cũng như có hướng giải quyết phù hợp. Không nên tự chữa cho mình bừa bãi có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.
Mọi thắc mắc cần lời giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!
[el5a1f68440e4c9]