Bệnh vảy nến phấn trắng có thể được xem như một dạng viêm da mãn tính, đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương sẽ cùng bạn tìm hiểu để rõ hơn về bệnh lí ngoài da này.
Bài viết liên quan :
Bệnh vảy nến phấn trắng từ đâu mà có ?
Tên khoa học của bệnh vảy phấn trắng là Pityriasis Alba. Đây là những tổn thương trên da tạo thành các đám hình tròn, bầu dục hoặc hình thù không rõ ràng có kích thước 0,5-2cm. Căn bệnh này khiến cho sắc tố da bị giảm, bề mặt da xuất hiện các vảy cám dính, khó bong tróc.
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này tuy nhiên có nhiều yếu tố được xem là ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành, phát triển bệnh:
– Cơ địa
Người từng mắc các bệnh về da như da khô ráp, chàm hoặc trẻ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng có nguy cơ cao với vảy phấn trắng.
– Di truyền
Gia đình có tiền sử mắc bệnh suyễn, chàm thể tạng, dị ứng, hoặc bản thân người bệnh đã từng mắc những căn bệnh này đều có khả năng bị bệnh vảy nến phấn trắng.
– Hóa chất
Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như chất tẩy rửa chứa kiềm, xà phòng… sẽ ảnh hưởng gây hại cho da và hình thành vảy nến phấn trắng.
[el5a1f67e314594]
– Thời tiết
Thay đổi thời tiết đột ngột, khí hậu hanh khô hoặc nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện để căn bệnh này hình thành.
– Một số yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân chính trên đây thì căng thẳng trong thời gian dài, thường xuyên bị stress, da trầy xước hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm virus cũng rất dễ bị vảy phấn trắng.
Làm sao để nhận diện bệnh vảy phấn trắng ?
Vảy nến phấn trắng thường tạo nên những đám da màu đỏ với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau tạo ra các lớp vảy khó bong tróc và dính 1 nửa trên da. Ban đầu vùng da bị vảy nến có màu hồng, càng về sau màu sắc càng nhạt dần về sau do da giảm sắc tố, chúng gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Bước sang giai đoạn nặng hơn, các mảng vảy màu phấn trắng xuất hiện nhiều và dày hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với cảm giác ngứa và khó chịu gia tăng. Thương tổn do bệnh vảy nến phấn trắng thường tồn tại ở chi, thân người, mặt. Với trẻ em, chủ yếu bệnh xuất hiện ở vùng má. Có rất nhiều nhầm lẫn vảy nến phấn trắng với bệnh lang ben nhưng nên lưu ý rằng lang ben hay xuất hiện ở cổ và ngực còn căn bệnh này chủ yếu là các mảng giảm sắc tố ở mặt.
Hướng xử trí đối với bệnh vảy nến phấn trắng
Căn bệnh này tuy không nguy hiểm cho tính mạng nhưng dễ xảy gây tổn thương móng, ảnh hưởng đến tâm lí khiến người bệnh trở nên thiếu tự tin trong giao tiếp… Bởi vậy, các chuyên gia của Phòng khám Đông Phương khuyên rằng, khi có dấu hiệu của bệnh vảy phấn trắng, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám và chẩn đoán chính xác để có phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp chủ yếu điều trị vảy nến phấn trắng hiện nay là dùng thuốc tây, đặc biệt là nhóm thuốc có tác dụng giảm ngứa, bạt sừng. Một số trường hợp cũng có thể cần kết hợp với sử dụng thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài ra, quang hóa trị liệu cũng được đưa vào để xử trí căn bệnh này nhằm ngăn chặn bệnh lây lan sang các vùng da khác và giảm nhanh các triệu chứng.
Muốn biết tình trạng bệnh vảy nến phấn trắng của mình phù hợp với phương pháp điều trị nào cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Các loại thuốc Tây y dùng để điều trị căn bệnh này không hoàn toàn phù hợp cho mọi loại da, có thuốc còn gây ra tác dụng phụ… nên tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc để chữa trị khi không có chỉ định của bác sĩ. Mọi thắc mắc về căn bệnh này người bệnh có thể liên hệ tư vấn trực tuyến cùng chuyên gia của Phòng khám Đông Phương để được giải đáp cụ thể hơn, tránh được việc xử trí sai, ảnh hưởng đến diễn tiến bệnh nói riêng và sức khỏe nói chung.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!