Bệnh ghẻ chàm hóa thực chất là sự phát triển từ bệnh ghẻ không được chữa trị triệt để mà thành. Đây là căn bệnh có tính chất phức tạp, ngứa dữ dội và gây nên thương tổn nặng nề hơn rất nhiều so với ghẻ thông thường.
Tại sao bị bệnh ghẻ chàm hóa?
Bệnh ghẻ là nguồn gốc sinh ra ghẻ chàm khiến bệnh nhân ngứa vô cùng dữ dội, gãi thường xuyên khiến thương tổn tiết dịch, da dày và sẩn cục. Căn nguyên của bệnh xuất phát từ một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei gây ra.
Ghẻ chàm hóa có xu hướng lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh hoặc dùng chung vật dụng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như: chăn, màn, quần, áo, khăn…
[el5a1f5d611b6ca]
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ chàm hóa
Cái ghẻ thường nhiễm vào vùng da mỏng hoặc các nếp gấp trên cơ thể như bẹn, khớp sau đó đào hầm trong lớp thượng bì khoảng 0,5-1cm và phần cuối đường hầm sẽ có mụn nước nhỏ hoặc sẩn. Đây chính là nơi ghẻ làm tổ và đẻ trứng. Khi ghẻ đẻ trứng và thải chất thải là lúc người bệnh sẽ cảm thấy ngứa dữ dội. Cảm giác này khiến người bệnh không thể kiểm soát việc gãi ngứa, từ đó tạo thành các sẩn mề đay.
Bệnh ghẻ khi không điều trị kịp thời hoặc điều trị nhưng không đúng cách sẽ khiến vùng da thương tổn xuất hiện mụn nước ngày càng nhiều, da dày lên trông thấy nên gọi là bệnh ghẻ chàm hóa. Vùng dễ xảy ra điều này nhất là bàn tay, nách, bộ phận sinh dục…
Do kí sinh trùng gây ra bệnh ghẻ rất nhỏ nên người bệnh không thể nhìn thấy và hay nhầm lẫn với các bệnh dị ứng da thông thường nên dùng các loại thuốc bôi ngoài da để trị liệu. Điều đáng nói là càng điều trị càng ngứa, da lở loét, tiết dịch vàng, sần cục, da dày hơn…
Điều trị ghẻ chàm hóa
Tuy bệnh ghẻ chàm không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cảm giác ngứa ngáy kéo dài do bệnh gây ra và khả năng lây lan nhanh chóng khiến cho việc điều trị căn bệnh này trở nên vô cùng cấp thiết. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh bao gồm cả Tây y và Đông y.
Do đây là căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn chàm hóa nên việc trị liệu trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Muốn trị liệu đạt mục đích cần kết hợp trị từ trong ra ngoài. Để đạt được điều này người bệnh cần:
– Bôi thuốc đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ mỗi ngày 2 – 3 lần.
– Thực hiện đúng phác đồ trị liệu đồng thời duy trì đủ thời gian điều trị như bác sĩ đã quy định. Không tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc vì điều này dễ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
– Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ, mặc quần áo khô thoáng, có khả năng thấm hút mồ hôi.
[el5a1f782fe9626]
– Kiêng cữ các loại thức ăn như thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản, thực phẩm lên men…
– Cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể đồng thời sử dụng các loại trà giải độc để tăng hiệu quả chữa trị.
Để điều trị bệnh ghẻ chàm hóa người bệnh cần sử dụng các thuốc kháng histamin đường uống như hydroxyzine hydrochloride, diphenhydramine hoặc doxepin trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó cũng cần sử dụng kết hợp với thuốc mỡ glucocorticoids bôi vào vùng da bị chàm hóa. Những bệnh nhân bị nhiễm trùng cần phải sử dụng thêm kháng sinh để tránh những biến chứng nguy hại.
Bác sĩ của Phòng khám Đông Phương cho biết, trên thực tế, khi đã chuyển sang giai đoạn bệnh ghẻ chàm thì việc áp dụng các bài thuốc dân gian sẽ không đem lại hiệu quả trị liệu. Vì thế cách tốt nhất để đối phó với căn bệnh này là người bệnh cần kịp thời thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ thì mới sớm đạt được hiệu quả.
Muốn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị hiệu quả nhất với trường hợp bệnh của mình bạn có thể chát trực tuyến tại ĐÂY hoặc qua hotline 0972.666.497 để được chuyên gia của Phòng khám Đông Phương chia sẻ những thông tin hữu ích nhất.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!