Mụn cơm ở mặt là bệnh lành tính không gây nguy hiểm, nhưng khiến người ta vô cùng mặc cảm và thấy khó chịu vì hiện tượng đau nhức gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt bệnh còn rất dễ lây lan cho người khác.Sau đây các bác sĩ phòng khám phụ khoa đông phương xin chia sẻ một vài kiến thức về mụn cơm ở mặt và cách phòng tránh bệnh mụn cơm.
Có thể bạn quan tâm:
- Đốt mụn cơm bằng laser có để lại sẹo không
- Trị mụn cơm tại nhà có thực sự hiệu quả
- Mụn cơm có lây không?
Mụn cơm ở mặt và cách phòng tránh bệnh mụn cơm
Mụn cơm ở mặt là những u nhỏ lành tính, có bề mặt sần sùi. Nguyên nhân gây nên là do virus HPV (Human Papilloma Virus). HPV xâm nhập vào da qua những vết xước bên ngoài vào bên trong. Khi mới bị bệnh, bạn khó có thể phát hiện ra bệnh, phải áp dụng trong nhiều tháng mới có thể nhìn thấy bệnh.
Gửi hình ảnh bệnh >>> Chẩn đoán online miễn phí
Bệnh này có thể mắc ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng sẽ mắc hơn do hiếu động nên có thể nhiều vết xước trên da, cắn móng tay, nghịch đất cát, nơi có thể trú ngụ virus HPV. Với những phụ nữ làm móng tay cũng rất dễ bị mụn cơm. Bên cạnh đó với những người bị suy giảm miễn dịch như bị ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV/AIDs dễ bị mụn cóc, mụn cơm và bệnh rất lâu khỏi.
Các dạng mụn cơm thường gặp là:
Mụn cơm thông thường (common warts) đó là những cục sẩn nhỏ, cứng trên da bề mặt sần sùi, hình tròn, có kích thước từ 2 mm đến vài chục milimét, có màu xám. Loại mụn cơm này thường tập trung ở một số vị trí khác nhau dưới lòng bàn chân, dưới móng chân tay, do vậy khi chạm gây đau đớn.
Trong nhóm này còn có mụn cóc Mosaic hình dạng nhỏ thường mọc thành từng chùm ở lòng bàn chân, gót chân. Mụn cóc ở bộ phận sinh dục (Genital Warts) mọc ở cơ quan sinh dục của con người, quanh hậu môn nên rất giống bệnh sùi mào gà.
Dạng thứ hai là mụn cơm phẳng, là những sẩn nhỏ, nhô cao trên da mặt, mắt tinh và phải sờ kỹ mới thấy được. Kích thước từ 1 mm đến 5 mm, có màu vàng hoặc bề mặt trơn láng, Mụn cóc này thường lây lan nhanh có thể có vài chục đến hàng trăm cái mọc trên da, nhiều khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Những nơi thường mọc là ở sau lưng, bàn tay, cẳng tay, cổ, mặt. Mụn này thường mọc, dễ lây lan.
Mụn cơm ở mặt có thể lây lan khi tiếp xúc với người bệnh. Có thể lây qua con đường dùng chung vật dụng với người có mụn cóc như khăn lau, khăn tắm, quần áo, giầy. Bình thường có khi bạn phải mất từ 2 đến 3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh sẽ biết mình có bị lây hay không.
Có thể lây mụn cơm từ chỗ này sang chỗ khác của cơ thể. Từ vài mụn cóc lớn ban đầu (còn được gọi là “mụn cóc mẹ”), mụn sẽ lây lan sang những vùng da lân cận do bạn cào, gãi, cầm nắm, sinh ra rất nhiều mụn con nhỏ li ti. Mụn con này mọc và lây lan theo cấp số nhân.
Bên cạnh việc mụn cóc gây mất thẩm mỹ thì, khi bị mụn cóc ở lòng bàn chân khi to lên, nằm ở vị trí hay bị đè bẹp thì sẽ gây đau đớn, rất khó chịu khi bạn đi bộ, chạy bộ. Mụn cóc ở xung quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau.Mụn cóc có thể tự biến mất sau nhiều năm tháng, nhưng hầu như vẫn tồn tại, lây lan nhanh trong một thời gian dài. Do đó khi phát triển nhiều, to đau chảy máu, khi va chạm nên người bệnh luôn muốn điều trị.
Các phương pháp điều trị mụn cóc ở mặt
Mụn cơm ở mặt là bệnh do virus gây ra nên khó có thể tự khỏi. Càng để lâu bệnh càng lây lan nhanh, đo đó cần chữa trị sớm. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian, tuy nhiên để chữa được thì mất một thời gian dài, khi đó mụn cơm đã lây lan nhanh. Không nên tự cậy mụn, đây là biện pháp không có cơ sở khoa học, khiến bạn rất dễ bội nhiễm, là điều kiện tích cực để lây bệnh, không những vậy còn để lại sẹo xấu mất thẩm mỹ.
Khi bị mụn cơm ở mặt nên bạn cần chọn phương pháp chữa trị cẩn thận. Bạn cũng có thể đến với địa chỉ phòng khám da liễu đông phương để tẩy mụn cơm bằng laser công nghệ Fractional CO2, tiến hành gây tê vùng điều trị, dùng sóng laser siêu xung, để trị mụn cơm ở mặt. Sau đó bôi kem tái tạo da, không để lại sẹo.
Nếu bị mụn cơm ở chân thì nên chọn giầy, dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá. Luôn để chân khô ráo và thay tất thường xuyên, không dùng các miếng đế lót ở vị trí có mụn cóc để giảm đau, khó chịu. Khi tắm bạn có thể dùng đá bọt nhám chà lên bề mặt mụn giảm bớt kích thước và độ sần sùi của mụn.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng dung dịch acid Salicylic và Lactic (Duofilm, Collomack), chấm nitơ lỏng, đốt điện, tiểu phẫu… rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng sử dụng phương pháp nào thì cần theo sự chỉ định của bác sĩ da liễu. Dựa trên tình trạng mụn mọc trên mặt các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cách điều trị hợp lí hơn, an toàn hơn.
Mọi thắc mắc đến bệnh mụn cơm hay bệnh da liễu khác. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!