“Bệnh ghẻ lây cả nhà chữa bằng cách nào nhanh khỏi? Nhà tôi có 4 người thì cả 4 người đều bị ghẻ. Tình trạng hiện tại có nhiều nốt mụn đỏ ở kẽ tay, kẽ chân, đùi và vùng bụng lưng. Cảm giác ngứa về đêm nhiều hơn ban ngày, và ngứa hơn nữa vào những hôm nắng nóng. Tôi đã cho 2 cháu đi khám, lấy thuốc uống và bôi nhưng không cải thiện. Xin bác sĩ tư vấn và cho phương pháp điều trị dứt điểm với ạ”. (Bách Kiên – 32 tuổi – Thanh Xuân).
Tại sao bệnh ghẻ lây cả nhà?
Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến và do loại côn trùng ký sinh có tên là à Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ). Bệnh thường sinh sôi và phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân hè, đặc biệt là giai đoạn chuyển giao giữa 2 mùa với nhau.
Bệnh ghẻ về bản chất là bệnh da liễu mang tính chất lây truyền gia đình. Nghĩa là trong nhà chỉ cần một người bị ghẻ thì khả năng các thành viên còn lại trong gia đình cũng bị lây bệnh ghẻ.
Ghẻ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da. Đặc biệt trong trường hợp nếu sử dụng chung quần áo, chăn màn, giường chiếu thì khả năng bị lây bệnh ghẻ là rất cao.
Vào ban đêm ghẻ cái thường bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa phải gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu… và cái ghẻ sẽ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.
Triệu chứng bệnh ghẻ
Bất cứ đối tượng nào, dù nam hay nữ, già hay trẻ đều có nguy cơ bị bệnh ghẻ. Tuy nhiên, đối tượng dễ bị lây bệnh ghẻ nhất là những người thường xuyên tiếp xúc và sinh hoạt chung như: ngủ chung, dùng chung khăn tắm, chung quần áo và chung giường.
Thông thường người tiếp xúc lần đầu tiên với cái ghẻ, trong vòng 1-2 tuần đầu sẽ chưa có biểu hiện ra bên ngoài. Bởi lúc này do cái ghẻ mới xâm nhập chưa phát triển nên không gây ngứa nhiều. Điều đó lý giải vì sao ở một số trường hợp đã bị tổn thương do ghẻ nhưng lại không cảm thấy ngứa. Ngược lại, với những người hay bị tái nhiễm ghẻ sẽ xuất hiện tình ngứa dữ dội hơn so với lần trước.
- Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm
- Sẩn nhỏ màu đỏ rải rác khắp thân mình, bề mặt phủ vảy tiết, kèm theo các vết trầy xước da do cào gãi
- Các luống ghẻ có cấu trúc dạng sợi chỉ, mảnh, ngoằn ngoèo, dài 3-5 mm, màu trắng nhạt kèm theo vảy da và mụn nước
- Sẩn cục ngứa, màu đỏ tới tím, hay gặp ở nách, bẹn, bìu
- Mụn nước trên nền da lành, rải rác thường ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh mụn nước hay gặp ở lòng bàn tay, chân
- Xuất hiện những vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hóa, mụn mủ
- Ghẻ vảy có mảng dày sừng màu xám/ trắng, thường gặp ở khớp ngón tay, khuỷu tay, đầu gối… và có thể có loạn dưỡng móng kèm theo
Bệnh ghẻ có tự khỏi không?
Bệnh ghẻ không thể tự khỏi hoàn toàn nếu không điều trị đúng cách. Rất nhiều trường hợp phản ánh rằng, họ chỉ bị ghẻ 1-2 tuần rồi khỏi hẳn không thấy ngứa trở lại. Tuy nhiên, do đặc trưng của bệnh thường tái phát theo từng đợt nên rất khó kiểm soát bệnh. Thông thường, người bị bệnh ghẻ sẽ thấy chỉ ngứa 1-2 tuần rồi cắt hẳn cơn ngứa và sau đó lại ngứa dữ dội hơn ở những lần sau. Bởi lúc này cái ghẻ đã sinh sôi nhiều hơn số lượng ban đầu và ghẻ con lây lan sang các vùng da khác gây ra tình trạng ghẻ toàn thân.
Tình trạng ghẻ ngứa khỏi được hoàn toàn nếu người bệnh chủ động trong việc thăm khám và điều trị. Việc có phác đồ điều trị phù hợp sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và mang lại hiệu quả cao nhất
Ngoài ra, bị bệnh ghẻ kiêng gì nhanh khỏi? Theo một số nghiên cứu cho thấy, những người bị ghẻ ở mức độ nhẹ không cần kiêng gì, tuy nhiên những người bị nặng hoặc đã bội nhiễm nên kiêng hải sản, bơ, trứng, trứng sữa và các gia vị có mùi thơm.
Phương pháp điều trị bệnh ghẻ lây cả nhà
Điều trị bệnh ghẻ bằng Tây y
- Thuốc bôi trị ghẻ có chứa permethrin với nồng độ 5%: Đây là thuốc khá an toàn trong điều trị bệnh ngoài da. Tuy nhiên, thuốc cần được sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Về liều dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bởi tùy theo mức độ và phạm vi tổn thương da cũng như độ tuổi và khả năng đáp ứng thuốc của từng người mà có liều lượng sử dụng khác nhau.
- Thuốc DEP (Diethylphtalat): DEP là thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị ghẻ hoặc tổn thương da do côn trùng cắn.
Cách dùng thuốc: Sau khi vệ sinh sạch tay và vùng da bị tổn thương, lau khô và lấy một lượng thuốc vừa đủ, thoa đều, nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị, người lớn ngày từ 1-2 lần.
Điều trị bệnh ghẻ bằng Đông y
Ngâm tắm rửa vùng da tay đang bị cái ghẻ đào rãnh gây ngứa ngáy bằng thảo dược. Các loại thảo dược này có chức năng thẩm thấu vào bên trong lớp biểu bì giúp giảm ngứa, giảm nốt sần sùi trên da và phục hồi vùng da bị tổn thương, tái tạo tế bào da. Từ các thuốc thảo dược kết hợp với xông hơi sục khí từ công nghệ Nano siêu vi giúp loại bỏ tận gốc cái ghẻ.
Hiệu quả điều trị từ phác đồ Đông Tây Y Kết hợp
- Chấm dứt tình trạng ngứa ngáy
- Triệt tiêu cái ghẻ đào hang và ký sinh ở hạ bì tối đa.
- Phục hồi lớp biểu bì bị tổn thương
- Ngăn ngừa ghẻ tái phát trở lại.
Hiện tại, phòng khám Da Liễu Đông Phương đang có gói Khám Da Liễu giá 180.000 vnđ ( giá gốc 490.000 vnđ)
- Khám lâm sàng
- Đo huyết áp
- Xét nghiệm chụp CT da
- Xét nghiệm vi sinh tế bào da ( lấy mẫu phẩm da đi xét nghiệm)
- Xét nghiệm máu thường quy
- Xét nghiệm đường máu
Đăng ký gói khám TẠI ĐÂY
Bạn Kiên thân mến! với mô tả của bạn thì đến 99% cả gia đình đã bị ghẻ và lây sang nhau. Việc bạn cần làm lúc này là đưa gia đình đến địa chỉ chữa ghẻ tận gốc ở Hà Nội để được các bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng người. Tránh trường hợp để quá lâu gây ra tình trạng ghẻ tái đi tái lại thành bội nhiễm.
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh ghẻ nói riêng và các bệnh da liễu nói chung, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp với bác sĩ da liễu để được tư vấn nhanh nhất.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!