Bệnh ngứa phát ban được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người bệnh phải trải qua những cơn ngứa dữ dội khó kiểm soát. Tại sao xuất hiện căn bệnh này và nên điều trị bằng phương pháp nào, hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân gây nên bệnh ngứa phát ban
Thuật ngữ “phát ban” không phải là một chẩn đoán cụ thể bởi vì có rất nhiều loại khác nhau của chứng này nhưng nó ám chỉ tình trạng viêm da và đổi màu da. Căn nguyên gây bệnh nhiều khi đơn giản chỉ là do bệnh viêm da dị ứng gây ra nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lí nguy hiểm như suy gan, suy thận… tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Xác định và điều trị nguyên nhân cơ bản của da bị ngứa là quan trọng để cứu trợ lâu dài. Ngứa da điều trị bao gồm thuốc men, trộn ướt và liệu pháp ánh sáng. Các biện pháp tự chăm sóc, bao gồm các sản phẩm chống ngứa và tắm mát, có thể giúp giảm ngứa và làm dịu da. Khi xem xét về tác nhân gây bệnh bạn có thể nghi ngờ về các yếu tố như:
Da bị khô
Da khô do sự tác động của yếu tố môi trường điển hình là do thời tiết nóng hoặc lạnh quá mức cũng có thể gây nên những triệu chứng của bệnh ngứa phát ban.
[el5c3073fde42b1]
Một số bệnh lí ngoài da
Có một số bệnh như viêm da, ghẻ, vảy nến, thủy đậu, dermatographism… có thể gây ngứa toàn thân với dấu hiệu đỏ da như bị kích thích, nổi phát ban như da gà và mọc mụn nước.
Bệnh lí bên trong cơ thể
Bệnh về gan, suy thận, thiếu máu thiếu sắt, kém hấp thu, các vấn đề về tuyến giáp và ung thư thường gây ngứa da toàn thân.
Tác động của một số tác nhân gây kích thích và phản ứng dị ứng
Một số người có làn da nhạy cảm nên khi tiếp xúc với các chất như hóa chất, xà phòng, len, phấn hoa… có thể bị kích ứng da và gây ngứa.
Sử dụng thuốc
Cơ thể phản ứng với một số loại thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng có thể nảy sinh tình trạng giống bệnh ngứa phát ban.
Mang thai
Quá trình mang thai có thể khiến một số thai phụ bị ngứa da ở bụng, đùi, cánh tay… với các triệu chứng phát ban đỏ gây ngứa trên da.
Làm thế nào để xử trí với ngứa phát ban ?
Các bạn có thể hình dung đơn giản về ngứa phát ban như sau: hiện tượng này gây nên các vết hoặc mảng da đỏ trên cơ thể có chứa các nốt mụn nổi đỏ rất ngứa, có thể mọc từng mảng hoặc lan khắp toàn thân. Khi gặp hiện tượng này trước tiên bạn nên rửa sạch vùng da bị phát ban rồi để khô trong không khí để ngăn chặn sự lan rộng của vết phát ban.
Sau khi đã thực hiện việc làm trên mà các triệu chứng phát ban không thuyên giảm bạn nên cân nhắc về việc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng này và điều trị khoa học. Thường thì các trường hợp mắc bệnh ngứa phát ban do dị ứng sẽ được sử dụng thuốc bôi calamine hoặc hidrococtizon để giảm triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc chống dị ứng cũng có thể được kê đơn nhằm tránh kích ứng mắt hoặc nghẽn đường hô hấp.
Ngoài ra, một số biện pháp điều trị căn bệnh này cũng có thể được áp dụng như:
Dùng băng ướt
Đây là phương pháp sử dụng một lớp băng lên vùng sử dụng kem bôi tại các khu vực bị ảnh hưởng nhằm tăng độ ẩm ướt trong giúp da hấp thụ các loại thuốc.
Ánh sáng trị liệu
Sử dụng các bước sóng của ánh sáng cực tím để chiếu lên vùng da bị bệnh cho đến khi kiểm soát được cơn ngứa và các triệu chứng do bệnh gây ra.
Muốn biết chính xác tình trạng bệnh của mình như thế nào và làm sao để điều trị triệt để bệnh ngứa phát ban. Các bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ tư vấn da liễu thông qua hotline 0972.666.497 hoặc qua khung CHAT xuất hiện trên website để được tư vấn tốt nhất.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!
[el5c30740277b24]