Chàm tổ đỉa nhắc tới căn bệnh này có lẽ không ít người phải ngán ngẩm vì sự khó chịu và dai dẳng của nó. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Có thể bạn quan tâm:
- Bé bị chàm sữa ở mặt phải làm thế nào ?
- Thuốc trị chàm da đặc hiệu nhất các bạn nên biết
- Ngứa lòng bàn tay nguyên nhân và hướng điều trị
Chàm tổ đỉa là gì ?
Chàm tổ đỉa còn hay được gọi là bệnh tổ đỉa, đây là một trong những thể chàm có tỉ lệ mắc cao ở người Việt Nam. Các vị trí thường dễ mắc bệnh là lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc là rìa ngón chân, ngón tay. Chàm tổ đỉa thường gặp ở độ tuổi 20 cho đến 40 tuổi và không hề phân biệt giới tính cả nam và nữa đều có thể bị bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến chàm tổ đỉa
Do cơ địa :
- Đối với những người bệnh đang mắc một số bệnh lý như viêm gan, hen suyễn, suy thận, đại tràng thì sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
- Một số trường hợp khi cơ thể bị rối loạn cũng tạo ra điều kiện lí tưởng cho sự hình thành và phát triển của bệnh chàm tổ đỉa
- Bệnh có tính chất di truyền nên nếu trong gia đình bạn có người mắc chàm tổ đỉa thì các thế hệ sau cũng có khả năng mắc căn bệnh này
[el5a1f5d611b6ca]
Do yếu tố bên ngoài
- Việc phải tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại trong công việc là nguyên nhân chính dẫn đến chàm tổ đỉa
- Các đồ đạc xung quanh như quần áo, giầy dép.. có tính kích ứng mạnh
- Do ăn phải các loại thức ăn có tính chất gây kích ứng đối với cơ thể dẫn đến dị ứng
- Do thói quen trong sinh hoạt ăn quá nhiều đồ cay nóng, nhiều đạm..
- Sự thay đổi của thời tiết cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh nhất là khi thời tiết ẩm ướt mưa nhiều.
Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện thường thấy ở chàm tổ đỉa là xuất hiện mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nhất là đối với các vị trí khó giữ được khô ráo sạch sẽ như mé bên của các ngón tay, mặt trên và mặt dưới của ngón chân hoặc lòng bàn chân. Tuy nhiên không bao giờ bệnh lây lan ra vùng cổ tay và cổ chân. Thời gian đầu mụn nước mọc lên và bắt đầu ăn sâu vào lớp biểu bì làm cho da bị nổi gồ, rải rác hoặc xếp lại với nhau thành từng chùm. Khi người bệnh cảm thấy ngứa lấy tay gãi lên trên vùng da này sẽ có cảm giác như có hạt gì đó nằm trong da mình. Kích thước của các mụn này từ 1 đến 2 mm đôi khi có thể hình thành bóng nước ở lòng bàn chân, bàn tay. Một thời gian sau các mụn nước này sẽ tự xẹp xuống rồi chuyển sang màu vàng, khi lớp mụn này bong ra sẽ để lại một nền da hồng hình tròn có đóng vảy ở xung quanh. Kèm theo đó cảm giác ngứa ngáy khó chịu càng gãi thì càng thấy ngứa. Thời gian kéo dài của bệnh chỉ trong 2 đến 4 tuần tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát trở lại nếu không điều trị dứt điểm
Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa
Chia sẻ của các bác sĩ Đông Phương phòng khám da liễu tốt nhất Hà Nội về cách chữa bệnh chàm tổ đỉa:
Tuyệt đối không được bóc vảy hoặc chọc vớ mụn, thường xuyên vệ sinh chân nhẹ nhàng không gãi, làm trầy xước mụn nước sẽ dễ dẫn tới nhiễm trùng. Người bệnh cũng nên hạn chế ngâm tay nhiều trong nước vì sẽ tạo điều kiện để cho vi khuẩn gây bênh phát triển.
Không nên tiếp xúc với xăng dầu, hóa chất độc hại, chất tẩy rửa nếu như bắt buộc thì phải đeo găng tay.
Thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân và giữ sạch sẽ lòng bàn tay, bàn chân.
[el5a1f782fe9626]
Điều trị tại chỗ
– Ngâm rửa tay chân trong dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10000 màu hồng
– Chấm thuốc BSI 1% – 3% khi bệnh nhân chỉ mọc mụn nước
– Trong trường hợp chàm tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì bắt buộc phải chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Eosine, Milian .
– Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.
Điều trị toàn thân
– Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Cetirizine, Chlopheniramine, Loratadine…
– Sử dụng thuốc kháng sinh đối với trường hợp nhiễm khuẩn.
– Sử dụng thuốc kháng nấm nếu như bệnh nhân bị nhiễm nấm.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!