Zona thần kinh trên mặt khiến mọi người rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng. Do nhầm lẫn này dẫn đến cách điều trị cũng sai, bệnh cứ thế tổn tại dai dẳng và thậm chí còn nặng hơn. Dưới đây chúng tôi xin mách bạn cách phân biệt 2 bệnh này và những điều cần lưu ý khi bị zona ở mặt.
Phân biệt zona thần kinh trên mặt với viêm da tiếp xúc côn trùng
Zona thần kinh trên mặt
- Biểu hiện bệnh zona thần kinh là các mụn nước liên kết lại với nhau hoặc dính thành từng chùm
- Người bệnh có cảm giác đau nhức tại vùng da bị tổn thương
- Chỉ xuất hiện ở một bên mặt
- Thương tổn không qua nếp gấp và khi khỏi thường để lại dấu giảm sắc tố da
Viêm da tiếp xúc côn trùng
- Các mụn nhỏ giống như mụn mủ, tạo thành vệt
- Viêm da tiếp xúc côn trùng gây bỏng rát trên da
- Có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên mặt
- Tổn thương có cả ở 2 mặt nếp gấp và thường không để lại dấu vết
Những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh zona thần kinh ở mặt
Nguyên nhân gây ra zona thần kinh trên mặt
Bệnh zona thần kinh trên mặt xuất hiện trên các đầu dây thần kinh mặt do virus varicella-zoster gây nên. Loại virus này sống tiềm ẩn ở sừng sau của tủy sống, chờ điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát và gây bệnh. Phần lớn trường hợp mắc bệnh lí này chỉ xuất hiện trên nửa mặt hiếm khi ở cả mặt.
Biểu hiện zona thần kinh trên mặt
- Vùng da mặt bị tổn thương gây cảm giác tê đau, bỏng rát, nhiều nhất là về đêm
- Cơn đau liên tục thành từng cơn, dọc theo dây thần kinh trên mặt
- Trên da mặt có các mảng màu hồng, mụn nước riêng lẻ và tụ thành từng mảng lớn. Mụn nước có thể phát triển thành các bóng nước lớn chứa dịch bên trong, sau vài ngày chúng vỡ ra và khô, đóng vảy.
Thận trọng với zona thần kinh trên mặt
Trường hợp zona gây tổn thương dây thần kinh tam thoa ở mặt sẽ rất dễ gây ra zona thần kinh ở mũi, mắt. Đặc biệt, mụn mọc gần mắt cần hết sức thận trọng bởi nếu mắt bị nhiễm virus thì thị giác có thể bị mất, zona làm tổn thương dây thần kinh số VII sẽ gây đau tai trong, mặt tê liệt, mắt mờ, mỏi, thị giác giảm. Nhiều người khi bị zona thần kinh ở mắt khiến mắt bị khô, sẹo ở mí mắt hoặc dưới giác mạc, mí mắt bị sụp, bội nhiễm, tuyến sụn giác mạc bị tắc và lâu dần có thể dẫn đến hoại tử giác mạc, liệt dây thần kinh mắt, võng mạc và dẫn đến mù mắt vĩnh viễn.
Phương hướng khắc phục zona thần kinh ở mặt
Những biến chứng của zona thần kinh trên mặt không thể chủ quan, vì vậy người bệnh khi nghi ngờ các triệu chứng của bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa phòng khám da liễu uy tín để tìm cách khắc phục hiệu quả. Đặc biệt, với người cao tuổi, bệnh sẽ càng nặng hơn và các cơn đau dai dẳng ở dây thần kinh có thể kéo dài cả năm trời vì thế càng phải phát hiện và điều trị bệnh triệt để.
Nguyên tắc chung khi điều trị bệnh lí này là dùng các thuốc kháng virus để ngăn sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, dùng thuốc gì, liều lượng ra sao thì người bệnh không thể tự ý kê đơn, dùng thuốc mà cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh việc dùng các thuốc đặc trị ức chế virus, nếu thấy cần thiết, bác sĩ da liễu sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau, chống ngứa, chống viêm… nhằm ngăn ngừa bội nhiễm.
Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa người bệnh cần chú ý thực hiện chế độ sinh hoạt, chăm sóc da phù hợp để hỗ trợ chữa trị bệnh sớm đạt hiệu quả bằng cách tăng cường ăn rau quả tươi có chứa nhiều vitamin C, có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, tránh gãi làm trầy xước các nốt ban zona…
Qua những chia sẻ về zona thần kinh trên mặt trên đây hy vọng sẽ giúp người bệnh không còn nhầm lẫn bệnh lí này với viêm da tiếp xúc côn trùng nữa. Hoặc nếu vẫn còn băn khoăn, chưa thể nhận diện đúng bệnh, bạn đọc có thể gửi hình ảnh qua mục CHAT trực tuyến trên website của Phòng khám da liễu Đông Phương hoặc liên hệ holtine 0972.666.497 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!