Dị ứng da là bệnh da liễu khá phổ biến, có đến 80% người dân đều có khả năng gặp căn bệnh này. Nhìn chung, bệnh không gây nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, sinh hoạt.
Vì sao cần phải điều trị bệnh dị ứng?
Ở mức độ nhẹ, dị ứng có thể gây ra các triệu chứng phát ban, nổi mẩn, sẩn mề đay, ngứa khiến giấc ngủ người bệnh thất thường, sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng… Với một số người trường hợp dị ứng còn có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Người bị mề đay mãn tính sẽ rất khó chịu với cảm giác ngứa ngáy, giấc ngủ rối loạn, chất lượng cuộc sống và công việc bị suy giảm.
Một số bài thuốc tự nhiên chữa dị ứng da
- Bài thuốc thứ nhất
Thành phần gồm có: 20g vỏ bí đao, 15 gr hoa cúc vàng, một ít mật ong, 12 gr thược dược đỏ.
Cách thực hiện: đem tất cả nguyên liệu này cho vào một nồi nước nấu lên rồi chắt nước, pha cùng mật ong uống hàng ngày, mỗi ngày 1 lần, duy trì khoảng 7 ngày.
- Bài thuốc thứ hai
Thành phần gồm: lá mướp, lá khổ qua, cây cải dầu (vừa đủ), nước mật của cá trắm đen.
Cách thực hiện: Đem phơi khô lá mướp khô và lá khổ qua sau đó vò nát, nghiền thành bột rồi trộn cùng với mật cá trắm đen, cây cải dầu và đắp lên vùng da bị dị ứng.
- Bài thuốc thứ ba
Thành phần gồm: giấm gạo 100 ml, gừng sống 9 gr, thân cây đu đủ 60 gr.
Cách thực hiện: đem tất cả nguyên liệu này cho vào nồi đất nấu đến khi giấm cạn thì ra dùng mỗi ngày 2 lần, thực hiện trong 7 ngày.
- Bài thuốc thứ tư
Thành phần: rau thì là
Cách thực hiện: lấy một nắm lá thì là đem rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhỏ đắp lên vùng da bị dị ứng trong 3 ngày, mỗi ngày 3 lần.
- Bài thuốc thứ năm
Thành phần: rau mùi tàu
Cách thực hiện: dùng rau mùi tàu còn nguyên cả rễ đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn sắc thật kỹ lấy nước uống trong ngày, làm liên tục khoảng 1 tuần.
- Bài thuốc thứ sáu
Thành phần: cỏ nhọ nồi
Cách thực hiện: dùng lá nhọ nồi giã nát sau đó cho nước vào rồi vắt lấy nước uống, lấy phần bã còn lại xoa hoặc đắp lên vùng da bị dị ứng.
- Bài thuốc thứ bảy
Thành phần: lá húng quế
Cách thực hiện: lấy khoảng 10 – 15g húng khô sắc thánh nước uống hoặc giã lấy nước cốt uống. Còn lại phần bã dùng để đắp trực tiếp vào vùng da. Do húng quế có tính ẩm, vị cay nên sẽ có tác dụng rất tốt trong trừ phong hàn khí, hoạt huyết giải độc, hóa thấp tiêu thực từ đó góp phần không nhỏ trong việc cắt cơn ngứa, nổi mẩn do dị ứng đồng thời tái tạo sức sống cho vùng da bị tổn thương.
Mong rằng những bài thuốc trên đây sẽ giúp bạn giảm được những triệu chứng do dị ứng da gây ra. Trong trường hợp dùng thuốc không thấy tiến triển hoặc cần phương pháp hiệu quả hơn bạn có thể liên hệ trực tuyến cùng chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương.
Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!