Tìm kiếm [x]

Bệnh ngứa ở lòng bàn chân lí giải những nguyên nhân dẫn đến

Bệnh ngứa ở lòng bàn chân có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng không phải ai cũng có thể nhận diện chính xác bệnh thông qua các triệu chứng. Vậy căn nguyên của căn bệnh này là do đâu?

Có thể bạn quan tâm: 

Giải thích lí do gây nên bệnh ngứa ở lòng bàn chân

Sự xuất hiện thường xuyên các triệu chứng của bệnh ngứa ở lòng bàn chân là một dấu hiệu cho thấy sự phản ứng của da khi bị tác nhân nào đó tấn công. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chủ yếu do:

– Dị ứng thức ăn

Một số loại thực phẩm như hải sải, trứng, các đậu đỗ, sữa… có thể gây nên phản ứng dị ứng và làm ngứa ở lòng bàn chân, bàn tay… của những người có cơ địa dị ứng.

Bệnh ngứa ở lòng bàn chân

Một số loại thực phẩm dễ dị ứng cũng dẫn đến bệnh ngứa ở lòng bàn chân

– Dị ứng thời tiết

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết có thể khởi phát bệnh ngứa ở lòng bàn chân với tình trạng ban đỏ, bong da chân ở một số người, nhất là vào mùa đông – khi lượng ẩm trong da không đủ cung cấp.

– Bệnh xơ mật tiên phát

Căn bệnh này ngay cả trong giai đoạn chưa tiến triển cũng có thể gây nên ngứa ở lòng bàn chân, bệnh càng tiến triển thì độ trầm trọng của tình trạng ngứa càng dữ dội. Điều này được giải thích do lượng acide mật tự do trong dòng máu gây nên cơ chế bệnh học của hệ đường mật.

[el5c30740047646]

– Bệnh chàm, tổ đỉa

Những bệnh lí về da này tuy có nhiều hình thái khác nhau nhưng hầu hết biểu hiện triệu chứng là bệnh ngứa lòng bàn chân hoặc ngứa da. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa trên cả 2 bên ngón chân, nhất là về đêm và khi thời tiết ẩm, ấm.

– Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh lý tự miễn này có khả năng tấn công hoặc giết các tế bào khỏe mạnh của cơ thể gây nên các tổn thương và vùng đỏ trên da lòng bàn chân với cảm giác ngứa ngáy.

– Ứ mật

Axit mật được bài tiết trong gan và chảy vào các ống dẫn trong gan giống như nhánh cây sau đó đi vào túi mật đóng vai trò hấp thu chất béo đồng thời điều chỉnh sự cân bằng nồng độ cholesterol, glucose, triglyceride, năng lượng trong tế bào và loại bỏ các chất độc trong gan. Khi chúng bị ứ đọng, thay vì chảy vào gan chảy thì chúng lại chảy ngược vào máu sẽ khiến cho axit mật trong máu gi tăng kích thích vào đầu tận cùng các dây thần kinh dưới da gây ngứa lòng bàn chân.

– Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ mang thai thường bị thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuần  hoàn lưu thông của mật và gây nên chứng ngứa lòng bàn chân. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở ba tháng cuối của thai kỳ. Nhiều thai phụ còn ngứa ở lòng bàn tay, bụng, lưng… mà không có bất kì thương tổn nào đặc biệt, không phát ban hay ửng hồng nên việc chẩn đoán bệnh tương đối khó khăn.

Làm thế nào để chữa trị bị ngứa ở lòng bàn chân ?

Muốn chữa trị bệnh ngứa ở lòng bàn chân đạt hiệu quả cao người bệnh cần được chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh. Điều này tốt nhất cần được thực hiện bởi cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín với thiết bị y tế hiện đại và bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh lí về da. Sau khi thực hiện những kiểm tra cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lấy các kết quả này làm căn cứ để lên kế hoạch điều trị cụ thể bằng phác đồ phù hợp nhất với tình trạng bệnh của từng người.

– Điều trị ngứa do dị ứng

Trong trường hợp căn nguyên gây bệnh ngứa ở lòng bàn chân do dị ứng, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguồn gốc dị ứng để hướng dẫn người bệnh tránh xa tác nhân gây dị ứng kết hợp cùng việc điều trị bằng thuốc kháng sinh histamine.

– Điều trị ngứa do xơ mật tiên phát

Chủ yếu sử dụng thuốc  hoặc acid ursodeoxycholic để trì hoãn tiến triển của bệnh.

[el5c3073fde42b1]

– Điều trị bệnh chàm hoặc tổ đỉa

Hầu hết các giải pháp điều trị căn bệnh này đều nhằm hướng đến kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng bệnh, nhất là cảm giác ngứa ngáy ở da. Việc điều trị tập trung chủ yếu vào hướng chăm sóc da và dùng các chế phẩm làm mềm da nhằm làm giảm sưng phồng da và giảm các phản ứng dị ứng. Thường thì các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin và steroids sẽ được dùng kết hợp nhằm giảm ngứa và giảm viêm.

Chuyên gia da liễu của phòng khám Đông Phương khuyên người bệnh muốn đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất nên tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng để cách li nó khỏi vùng tiếp xúc của da. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày cần tránh chất tẩy rửa mạnh, có thể sử dụng các loại chất tẩy rửa mang tính chất thiên nhiên để vệ sinh da. Nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, cần đi ủng hoặc mặc đồ bảo hộ.

Bệnh ngứa ở lòng bàn chân gây nên những cơn ngứa mạnh khiến người bệnh khó kiểm soát được việc gãi ngứa, tuy nhiên cần tránh tối đa điều này đồng thời tránh dùng vật nhọn chọc vào các vùng da mọng nước bởi nó có thể gây nhiễm trùng rất nguy hiểm. Khi đã có chỉ định điều trị và lịch tái khám của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc. Tự ý điều trị tại nhà khi chưa biết được căn nguyên gây bệnh và chưa đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ khiến bạn đẩy mình vào tình thế gây hại cho sức khỏe.

Phòng khám da liễu Đông Phương có hệ thống tư vấn trực tuyến làm việc 24/7, bất kì khi nào cần trợ giúp y tế hoặc tìm hiểu thông tin về bệnh, chỉ cần liên hệ với chúng tôi, chuyên gia của phòng khám luôn sẵn lòng chia sẻ. Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline  0972.666.497 hoặc qua khung CHAT để được bác sĩ tư vấn da liễu hỗ trợ tốt nhất.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC