Tìm kiếm [x]

Nổi mề đay và những điều bạn không thể không biết

Nổi mề đay là bệnh da liễu mà rất nhiều người mắc phải. Nổi mề đay khiến bạn khó chịu, bởi nó gây ngứa ngáy, đau  khiến người bệnh gãi không kiểm soát, gây tổn thương trên da. Xác định nguyên nhân nổi mề đay và triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn tìm cách chữa nổi mề đay hiệu quả hơn triệt để hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là phản ứng viêm da, do có sự tác động của chất trung gian hóa học là histamin. Khi bị nổi mề đay ban đầu bạn sẽ thấy trên da xuất hiện vùng sẩn đỏ, rất ngứa ngáy, khó chịu.

Đây là bệnh về da phổ biến, rất dễ dàng nhận biết tuy nhiên khó phát hiện nguyên nhân nổi mề đay kể cả khi đã làm nhiều thủ thục xét nghiệm. Ở nhiều trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng khắp người như phù mạch, sưng ở sây bên trong da, có thể gây ngứa và đau. Ngoài ra, ban đếm khiến người bệnh mất ngủ, hao tổn sức khỏe

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay do bên trong cơ địa, bên ngoài cơ thể trên bệnh nhân. Cũng có thể tất cả những nguyên nhân này kết hợp với nhau gây bệnh.

Ai cũng có thể bị mắc căn bệnh này đặc biệt ở những phụ nữ sau sinh dẫn đến hiện tượng nổi mề đay sau sinh. Nhưng đây là bệnh liên quan rất nhiều đến hệ thống miễn dịch, làm tăng chất trung gian hóa học histamin. Theo các chuyên gia da liễu cho biết cứ 100 người thì có từ 15-20 người bị, bệnh có khả năng tái phát thường xuyên trong đời. Với phụ nữ thì nguy cơ cao ở nam giới.

nổi mề đay bệnh về da phổ biến

Nổi mề đay gây ngứa khó chịu

Có những loại nổi mề đay nào?

Việc phân loại bệnh nổi mề đay dựa vào thời gian bị mẩn ngứa, có thể chia làm 2 loại chính là:

Nổi mề đay cấp tính: đây là bệnh xảy ra đột ngột, vài giờ sau hoặc vài ngày sau bạn không cần chữa trị cũng có thể biến mất. Nếu bị nặng hơn có thể dẫn đến sốc phản vệ hoặc co thắt phế quản. Tuy nhiên sẽ rất khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay cấp tính:

  • Do viêm gan siêu vi, nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Dị ứng một số loại thức ăn như  hải sản, thức ăn giàu protein…
  • Do dị ứng thuốc: thuốc uống hoặc thuốc bôi như  penicillin, Aspirin, một số loại thuốc suy tim, thuốc ngủ.

Nổi mề đay mãn tính: Khi nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần thì đó là mề đay mãn tính, việc xác định nguyên nhân gây bệnh rất khó. Bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều  khi bạn bị nhiễm virus, mặc quần áo chật, dùng thuốc chống viêm, thuốc nghiện, một số chất phụ gia thực phẩm.



Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay

Xác định triệu chứng mề đay, sẽ phát hiện bệnh sớm hơn thuận tiện cho việc điều trị. Đầu tiên bạn sẽ thấy tình trạng phát ban trên da, bề mặt da xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng hoặc đỏ với đường kính từ vài mm đến vài cm. Sau một vài phút hoặc vài giờ vết phát ban sẽ thay đổi hình dạng thành tròn, hoặc hình bản đồi, và lan rộng trong những chỗ khác.

Sau đó là hiện tượng phù mạch: tình trạng nổi ban đột ngột, gây nên sưng to cả một vùng da có thể là môi, mí mắt, niêm mạc, gây cảm giác ngứa, kèm theo sốt . Nếu phù lề ở lưỡi hoặc thanh quản sẽ gây nên suy hô hấp rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó còn một số triệu chứng khác như đau bụng, nôn mửa, ở vị trí nổi mề đay xuất hiện mụn nước, sau đó mụn nước vỡ ra gây đau rát, nhiễm trùng khiến bệnh nặng hơn.

Nguyên nhân gây mề đay do đâu?

Trời lạnh cũng có thể bị nổi mề đay

Có nhiều nguyên nhân nổi mề đay

Nhiều người thắc mắc vì sao hay bị bệnh mề đay? Theo các chuyên gia da liễu mề đay là do sự hoạt động của những chất trung gian hóa học từ tế bào mast. Cụ thể những chất trung gian này là histamine và các tiểu cầu kích hoạt. Do tác động của những chất trung gian, thần kinh cảm giác bị kích hoạt, khiến các mạch máu giãn nở ra và rò rỉ những chất lỏng ở mô xung quanh gây phù mạch.

Ở một số người có sức đề kháng yếu, đây là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Trong cơ thể có một số loại kí sinh trùng cũng rất dễ mắc bệnh nổi mề đay. Khi trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh nổi mề đay, thì những thế hệ có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn.

Do dị ứng một số loại thuốc, dị ứng mỹ phẩm khiến da bạn nổi mẩn ngứa, nổi mề đay trên mặt, nổi mề đay khắp người là do thời tiết thay đổi thất thường.

Nổi mề đay có lây không?

Bệnh nổi mề đay có lây không là điều mà đa số bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sĩ phòng khám da liễu đông phương khẳng định bệnh nổi mề đay không lây. Khi chữa trị không triệt để bệnh chỉ có thể tái phát và biến chuyển thành bệnh mề đay mãn tính chứ không thể lây từ người này sang người khác. Bởi dựa vào những nguyên nhân gây bệnh trên thì bệnh mề đay phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người. Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng với những dị nguyên gây bệnh thì sẽ rất hay bị dị ứng nổi mề đay.

Chẩn đoán nổi mề đay dùng những phương pháp nào?

Bệnh mề đay được chẩn đoán đối với những người có tiền sử phát ban kéo dài hơn 24h. Với những phương pháp sau:

  • Dùng phương pháp RAST để định lượng IgE đặc hiệu với dị nguyên nghi ngờ. Cách này dùng để chẩn đoán rõ nguyên nhân.
  •  Prick-test: được thực hiện khi thấy những triệu chứng nổi mề đay cấp tính đã có phần ổn định. Bình thường được thực hiện ở mặt trước cánh tay, dị nguyên được nhỏ trên da và sau đó cho kết quả sau 15 phút.
  •  Test kích thích đường uống: tuy nhiên việc xác định nguyên nhân bệnh sẽ khó hơn so với những phương pháp khác.
  • Test áp (patch- test): nhỏ 0,1 chất gây nổi mề đay nghi ngờ trên vùng da 9 cm­­­2 dưới cánh tay, sẽ thấy phản ứng dương tính từ 15- 20 phút với những nốt mẩn đỏ, bọng nước.

Bị nổi mề đay phải làm sao?

Khi điều trị bệnh các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định những phương pháp sau:

nổi mề đay

Dùng thuốc trị bệnh mề đay

Kháng histamine thế hệ 1 là sự lựa chọn đúng đắn cho những bệnh nhân. Phản ứng mề đay trên da sẽ được kiểm soát nếu sử dụng đúng liều lượng. Khi dùng thuốc kháng histamine thế hệ 1 mà không cho hiệu quả như mong muốn thì có thể sử dụng thêm thuốc chống trầm cảm 3 vòng như doxepine. Dùng độc lập kháng histamine thế hệ 2 thì sẽ không cho hiệu quả điều trị bệnh mề đay nhiều.

Khi mề đay kèm theo sốc phản vệ thì các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp giữa kháng histsmine, corticoides và adrenaline để ngăn chặn tình trạng phù thanh quản trong các trường hợp dị ứng cấp.

Nếu bệnh do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây nên thì dùng kháng histamine H1 kinh điển không cho hiệu quả bằng fexofenadine (Telfast)

Nếu bị phù mạch thần kinh di truyền thì cần sử dụng  Danazol với liều 600mg/ 24h những triệu chứng sẽ được cải thiện sau 4 tuần điều trị. Khuyến cáo dùng thuốc với liều lượng:

  • Danazol là 200-600mg/24h. Dùng liên trong khoảng 1 tháng, mỗi đợt uống thuốc 5 ngày rồi nghỉ 5 ngày.
  • Stanozolol với liều lượng là 1-2mg/24h. Dùng như thuốc trên.

Những thuốc trên đều không được sử dụng nếu nổi mề đay khi mang thai và cho con bú, nổi mề đay sau khi sinh.

Bên cạnh việc sử dụng những loại thuốc trên bạn có thể sử dụng một số loại kem  bôi làm dịu bớt triệu chứng ngứa, rát như kem bôi tinh dầu bạc hà trị ngứa nổi mề đay có bán tại những phòng khám da liễu. Tuy nhiên những thuốc này không có tác dụng trị bệnh nổi mề đay triệt để.



Nổi mề đay kiêng ăn gì? 

Một số loại thức ăn nên kiêng:

  •  Khi bị bệnh mề đay bạn nên hạn chế đến mức tối thiểu ăn đường và muối bởi chất ngọt sẽ khiến tình trạng dị ứng nổi mề đay nặng thêm, muối kích thích dây thần kinh ngoại biên, khiến dị ứng da.
  • Không ăn những đồ ăn thức uống mang tính kích thích như  rượu, trà , cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt chúng khiến cho mề đay nổi nhiều hơn
  •  Khi tình trạng mề đay dẫn đến phù nề, thì cần hạn chế uống nước và những món ăn chứa nhiều nước như canh hoặc súp.
  •  Một trong những nguyên nhân gây bệnh mề đay  là những thức ăn nhiều đạm, do đó khi bị bệnh bạn nên kiêng những chất ăn giàu đạm có trong hải sản như tôm, cua, thịt bò, gà, lạp xưởng, trứng sữa.
  • Khi bị dị ứng mề đay nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu  vitamin A, B, C, ăn đồ ăn dễ tiêu hóa. loại đồ ăn dễ tiêu hoá để không bị táo bón.

Cách phòng tránh bệnh

Nên thực hiện một số phương pháp sau:

  • Trong trường hợp bạn bị nổi mề đay do trời lạnh thì nên mặc ấm, không nên tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh.
  • Nếu bạn bị dị ứng nổi mề đay do thực phẩm thì tránh xa những thức ăn gây dị ứng như hải sản, thịt gà, trứng…
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm, nếu dùng thì cần phải chọn loại phù hợp với làn da của bạn, không nên sử dụng tùy tiện dễ gây dị ứng, mẩn đỏ,ngứa trên da.
  • Nếu phải làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại thì cần phải trang bị bảo hộ lao động
  • Luôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể, vi khuẩn, virus gây bệnh không thể xâm nhập. Không nên ăn chất cay nóng, đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Khi uống thuốc đông y hoặc tây y phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Bởi với một số thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ, gây chóng mặt hoặc nặng hơn là ngộ độc thuốc.

Dị ứng mề đay là bệnh rất dễ xảy ra ở nhiều người. Khi bị bệnh nổi đay bạn nên tìm đến địa chỉ phòng khám da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Mọi thắc mắc về bệnh nổi mề đay hay các bệnh da liễu khác cần được giải đáp. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC