Tìm kiếm [x]

Bệnh nấm móng tay và cách trị nấm móng tay hiệu quả

Bệnh nấm móng tay là một loại bệnh không gây nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên, bệnh gây mất thẩm mỹ, gây khó chịu và gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vì vậy, tìm được phương pháp điều trị nấm móng phù hợp là mong muốn của rất nhiều người.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh nấm móng tay là bệnh gì?

Bệnh nấm móng tay chính là căn bệnh xảy ra khi móng tay bị nhiễm khuẩn nấm.

Khuẩn nấm là những sinh vật rất nhỏ sống trong môi trường không cần ánh sáng mặt trời. Những loại nấm gây ra các loại bệnh tật và nhiễm trùng.

>>> Gửi hình ảnh bệnh để chẩn đoán online miễn phí

Bệnh này thường xảy ra khi móng tay thường xuyên phải liên tục tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Bệnh nấm móng tay này do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể đến như Dermatophytes và nấm Candida, và một số loại nấm ít gặp hơn như: fusarium, aremonium sp, scopulariopsi, critalidium sp, apergielus sp. Bệnh này đặc biệt chỉ xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay, hoặc đôi khi có ở tóc. Tính lây lan của bệnh nấm móng tay là rất cao thông qua thói quen các sinh hoạt hàng ngày.

Hình ảnh bệnh nấm móng tay

Hình ảnh bệnh nấm móng tay

 Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay

Thời tiết nóng ẩm vào mùa hè là điều kiện thích hợp cho sự xuất hiện và phát triển của bệnh. Nguyên nhân thường gặp gây nấm móng tay chân, bao gồm:

  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày không sạch sẽ, đặc biệt là khu vực nấm kẽ móng tay chân
  • Bị chấn thương vùng móng tay
  • Đeo găng tay làm cho tay chân bị bí bách
  • Các hoạt động thường xuyên tiếp xúc với nước như bơi lội, hoặc hoạt đông gây ra nhiều mồ hôi như phòng tập Gym
  • Gia đình đã có người bị nấm móng cũng có thể gây lây lan
  • Dùng chung các đồ sinh hoạt cá nhân hàng ngày



 Tìm hiểu triệu chứng để chữa nấm móng tay hiệu quả

  • Mặt trên của móng xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có kẻ vần sọc dọc hoặc ngang.
  • Chỗ bị bệnh thường có màu đen hoặc vàng
  • Bệnh thường chỉ xảy ra với một số móng chứ không phải tất cả
  • Bệnh làm cho nơi bị tổn thương bị đau buốt, và sưng. Ngoài ra còn có thể gây ra mưng mủ

Cách trị nấm móng tay hiệu quả

Thuốc sơn móng tay diệt nấm: Ciclopirox. Dùng trong những trường hợp móng tay bị nấm nhẹ. Bôi thuốc lên vùng móng bị bệnh và khu vực da xung quanh 1 lần/ngày. Sau 1 tuần thì dùng cồn 90 độ tẩy sạch sau đó bôi tiếp. Có thể phải dùng thuốc trị nấm móng tay trong 1 năm kể cả khi bệnh đã khỏi để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Dùng thuốc bôi một trong các loại sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin, v.v… Bôi sau khi rửa tay sạch sẽ và lau khô sau đó cạo sạch chỗ tổn thương móng, lưu ý là bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng thuốc chữa nấm móng tay ít nhất trong vòng 3 tháng để nhận thấy được hiệu quả. Sau 3 tháng mà không có tiến triển gì thì nên chuyển thuốc hoặc đến khám da liễu ở hà nội.

Có thể dùng Griseofulvin

Tác dụng
  • Griseofulvin là một loại thuốc kháng sinh chống nấm lấy từ Penicillium griseofulvum. Thuốc chữa bệnh nấm móng tay có tác dụng làm cho phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào, làm ngừng pha giữa của phân bào.
Chỉ định
  • Griseofulvin được dùng để điều trị các bệnh nấm móng, nấm da. Thuốc này là cách chữa nấm móng tay chân khi đang phát triển đến giai đoạn nặng, dó đó không nên dùng thuốc này để chữa nấm móng tay khi còn nhẹ


Thận trọng
  • Griseofulvin có khả năng gây độc với những người không hợp thuốc.
  • Người bệnh điều trị dài ngày phải kiểm tra thường kỳ chức năng thận, gan và máu. Ngừng thuốc nếu có hiện tượng giảm bạch cầu. Một số hiếm trường hợp có thể xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm, thường do dùng liều cao và/hoặc điều trị kéo dài.
  • Không nên dùng khi phụ nữ đang mang thai vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi dẫn đến xảy thai
  • Thuốc có nguồn gốc từ các loài Penicillium, nên có khả năng dị ứng chéo với penicilin.
Bệnh nấm móng tay

Bệnh nấm móng tay

Ngoài thuốc trên còn có thể dùng Nizoral, Lamisil… đây là thuốc có tác dụng trên cả hai loại nấm. Nhưng dùng thuốc phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

 Lời Khuyên

  • Khi chữa bệnh nấm móng tay, cần điều trị tích cực, đúng thời gian và liều lượng, tránh bệnh tái phát.
  • Chân tay phải luôn sạch sẽ
  • Làm theo đúng lời bác sĩ chỉ khi đi khám và cách dùng thuốc
  • Không nên dùng găng tay, tất và giày kín trong một thời gian dài, thay tất mỗi ngày. Nên sử dụng loại giày thoáng khí
  • Hạn chế những hoạt động ở các nơi công cộng gây lây bệnh: như bơi lội, hoạt động thể thao…
  • Các sinh hoạt chung không được dùng chung: quần áo, giày dép với người bị bệnh nấm móng.

Tóm lại, Bạn nên đi khám tại Bệnh viện Da liễu Đông Phương để được hướng dẫn cách trị nấm móng tay chân kịp thời và hiệu quả, đến tái khám đúng hẹn để được kiểm tra tình trạng bệnh kể cả khi khỏi rồi để tránh trường hợp chủ quan bệnh bị tái phát lại. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nào khi chưa có chỉ định của Bác sĩ.

Mọi thắc mắc về bệnh nấm móng và bệnh da liễu cần được giải đáp. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC