Thuốc chữa bệnh nấm da có rất nhiều loại, được bán rộng rãi trên thị trường nhưng sử dụng thế nào để không xảy ra tác dụng phụ, đạt mục đích điều trị người bệnh cần phải tìm hiểu thật kĩ lưỡng. Chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương sẽ cùng bạn tìm hiểu về điều này.
Có thể bạn quan tâm:
- Nấm da tay và cách điều trị nấm da tay hiệu quả
- Ngứa vành tai là gì? Giải pháp nào cho căn bệnh này?
Tổng quan về bệnh nấm da
Nấm da là hiện tượng da bị nhiễm nấm đặc trưng bởi ngứa, có ban đỏ hình tròn trên da với vùng da lành ở chính giữa. Phần lớn các dạng nấm da đều có dạng ban hình vòng, xung quanh rìa sưng và đỏ, một số trường hợp có vảy. Cũng có người bị nấm da với nhiều mảng chồng lên nhau.
Thời gian để các tế bào da mới chuyển từ lớp dưới cùng của da ra đến lớp ngoài cùng – nơi những tế bào da chết đi và bong vảy thường mất khoảng 1 tháng. Bệnh gây nên bởi nấm ký sinh ở các tế bào thượng bì chết và lây truyền theo các đường:
– Người sang người: thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
– Động vật lây sang người: tiếp xúc với động vật bị bệnh
– Đồ vật sang người: khi tiếp xúc với những đồ vật có vi nấm cũng bị lây bệnh.
– Lây từ đất: một số trường hợp có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc lâu dài với đất bẩn
Thuốc chữa bệnh nấm da
Điều trị căn bệnh này bằng thuốc chữa bệnh nấm da là phương pháp khá thông dụng. Trong đó nhóm được sử dụng chính là azole bao gồm miconazole, clotrimazole hoặc ketoconazole. Thuốc được bào chế cả dạng uống và kem bôi. Nhóm thuốc này thường được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nấm men, nấm da và các bệnh hệ thống. Thuốc có chi phí thấp nhưng thời gian điều trị khá lâu.
Thuốc trị nấm da nhóm allylamine bao gồm terbinafine, naftifine… Chúng cần thời gian điều trị ngắn hơn so với nhóm thuốc ở trên. Phần lớn các trường hợp đáp ứng tốt với thuốc bôi tại chỗ.
Những nhóm thuốc này được bán rất nhiều tại các cửa hàng thuốc với tên biệt dược điển hình là nirozal. Trong trường hợp bệnh nặng hơn hoặc không đáp ứng với những loại thuốc không kê đơn người bệnh có thể sử dụng thuốc kê đơn mạnh hơn dạng bôi tại chỗ như econazole, oxiconazole; thuốc uống như fluconazole, terbinafin, itraconazole.
Với những người bệnh ở mức độ nhẹ muốn quan tâm nấm da bôi thuốc gì có thể tham khảo các loại thuốc mỡ, thuốc nước, thuốc xịt hoặc thuốc bột có tác dụng chống nấm không kê đơn như: Miconazole, Clotrimazole,Terbinafine…
Khi sử dụng thuốc uống có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: phát ban, bất thường chức năng gan, kích ứng dạ dày ruột… Khi người bệnh đang trong quá trình dùng thuốc chữa bệnh nấm da mà vẫn sử dụng một số loại thuốc chữa các bệnh lí khác như bệnh dạ dày thì hiệu quả của việc điều trị nấm cũng sẽ bị giảm xuống. Một điều cần lưu ý nữa là thuốc uống điều trị nấm da có thể làm thay đổi hịêu quả của thuốc chống đông warfarin.
Trong số các loại thuốc dùng để điều trị nấm da có Griseofulvin ít được dùng bởi vì tuy đạt được hiệu quả nhưng thời gian dùng thuốc phải kéo dài và dễ xảy ra các tác dụng phụ đường tiêu hóa, đau đầu, mẫn cảm với ánh sáng, giảm bạch cầu, phát ban… Vì vậy, loại thuốc này chủ yếu được dùng cho bệnh nhân dị ứng với các thuốc chống nấm khác hoặc mắc bệnh gan, các bệnh khác chống chỉ định với thuốc.
Do đặc điểm phong phú về thể loại, đa dạng về chế phẩm, dễ gây tác dụng phụ… nên việc sử dụng thuốc dùng để chữa nấm da cần phải hết sức thận trọng. Người bệnh trước khi dùng thuốc nên có sự thăm khám và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc, liều lượng cũng như thời gian sử dụng. Khi cần được hỗ trợ chi tiết hãy liên hệ với chuyên gia của Phòng khám da liễu qua hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để dược giải đáp cụ thể.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!