Tìm kiếm [x]

Bệnh nấm lưỡi tất tần tật những điều nên biết

Bệnh nấm lưỡi xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Vì là bệnh lý phổ biến, nên nhiều người khá xem nhẹ và thường không điều trị triệt để dẫn đến tái phát nhiều lần. Cùng điểm qua bài viết dưới đây để thấy tác hại vô cùng to lớn khi bị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ nhỏ nhé!

Bệnh nấm lưỡi là bệnh gì?

Nấm lưỡi được biết đến là tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng miệng, không dễ lây nhiễm và có khả năng điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Thông thường, bị nhiễm nấm candida việc kiểm soát bệnh sẽ khó hơn so với các loại nấm thông thường, bởi khả năng tồn tại, trú ngụ trong các vùng niêm mạc rất khó có thể quan sát bằng mắt. Khi có cơ hội xâm nhập và phát triển, chúng sẽ gây ra vô vàn những triệu chứng nấm miệng phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Benh Nam Luoi 2]

Bệnh nấm lưỡi là bệnh gì?  

Triệu chứng của bệnh nấm lưỡi

Dấu hiệu bệnh nấm lưỡi rất dễ nhận diện, không giống như nhiệt miệng thông thường. Dưới đây là một số biểu hiện nấm miệng cụ thể, mọi người có thể tham khảo:

  • Xuất hiện các mảng trắng kem trên lưỡi, bên trong vòm miệng, nướu, thậm chí cả amidan
  • Các mảng trắng này có kích thước to nhỏ khác nhau, hình dạng rất giống với miếng phomat
  • Gây đau nhức trong miệng, khó khăn cho việc nhai và nuốt thức ăn
  • Việc ma sát mạnh, thức ăn cứng tiếp xúc với vết thương có thể gây chảy máu
  • Khóe miệng rất dễ bị nứt, nẻ và chảy máu
  • Miệng sưng, khó khăn cho việc nhai và giao tiếp hàng ngày
  • Mất vị giác, ăn không ngon miệng
  • Đau nhức, ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người bệnh

Đối với các trường hợp nặng, tổn thương có thể lan xuống thực quản gây khó khăn cho việc nuốt thức ăn, đôi khi còn gây ra cảm giác như mắc thức ăn ở cổ và không thể nuốt.

Tùy vào sức đề kháng của mỗi người mà triệu chứng nấm lưỡi xuất hiện sớm hay muộn. Tuy nhiên, có một số trường hợp việc bộc phát dấu hiệu nấm miệng diễn ra rất chậm và kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng.

Benh Nam Luoi 1

Triệu chứng của bệnh nấm lưỡi là gì?

Không chỉ người lớn, bệnh nấm lưỡi còn xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Cũng giống như người lớn, nấm lưỡi trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động, cáu kỉnh và có thể truyền bệnh cho mẹ trong quá trình cho bú. Sau đó, nhiễm trùng có thể lây nhiễm qua lại giữa ngực của mẹ và miệng của bé. Phụ nữ có ngực bị nhiễm nấm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng:

  • Núm vú bị ngứa, nứt chảy máu hoặc có màu đỏ bất thường
  • Quầng vú thâm sẫm, bong tróc lớp da bên ngoài
  • Trong quá trình cho bé bú, người mẹ có cảm giác đau rát, khó chịu ở núm
  • Cảm giác đau như kim châm trong bầu vú, tần suất này tăng lên theo cấp bậc thời gian

Nhìn chung, dấu hiệu bệnh nấm lưỡi nhận diện khá rõ nếu bản thân thật sự quan tâm đến sức khỏe. Ngoài việc, quan sát những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, mọi người cần đến địa chỉ chữa bệnh da liễu uy tín để các bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây nấm lưỡi và có hướng điều trị cụ thể.

Cách chữa bệnh nấm hiệu quả và an toàn tuyệt đối

Chữa bệnh nấm lưỡi bằng phương pháp nào hiệu quả và an toàn là mong muốn của rất nhiều người đã và đang gặp phải tình trạng này. Thế nhưng, thực tế cho thấy đến 70% các trường hợp bị nấm lưỡi, nấm miệng đều tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc uống và bôi. Chỉ đến khi tình trạng nấm không có dấu hiệu thuyên giảm và lan rộng sang nhiều khu vực xung quanh mới đến cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị.

Theo bác sĩ Trưởng khoa Da Liễu tại phòng khám Đông Phương cho biết: bệnh nấm lưỡi khá phổ biến và cũng rất dễ điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị phải đúng cách, các loại thuốc sử dụng phải phù hợp với tình trạng bệnh mới mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Benh Nam Luoi 3

Phương pháp chữa bệnh nấm lưỡi hiệu quả

Hiện tại, việc điều trị bệnh nấm lưỡi còn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng và tình trạng bệnh. Để xác định rõ được những vấn đề này, bệnh nhân cần được thăm khám trực tiếp và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để có hướng khắc phục cụ thể: Tùy vào các trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ có hướng điều trị:

  • Đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ đang cho con búViệc đầu tiên là mẹ nên dùng nước muối Natri clorid 0,9% rơ lưỡi thường xuyên cho bé, tránh tình trạng các mảng bám trắng tại khoang miệng. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng một số loại kem chống nấm vú để không làm lây nhiễm nguồn bệnh sang con trẻ. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ núm ti bình, dụng cụ gặm nướu và các vật dụng trẻ tiếp xúc trực tiếp..
  • Đối với người lớn và trẻ em: Ăn sữa chua không đường hoặc uống viên nang acidophilus hoặc chất lỏng có thể giúp giảm nhiễm trùng. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt các loại nấm, nhưng có thể giúp khôi phục lại các vi khuẩn bình thường trong cơ thể. Ngoài ra, chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên cũng làm giảm đáng kể khả năng viêm nhiễm.
  • Đối với người lớn có hệ thống miễn dịch yếu: Chủ yếu sử dụng một số các loại thuốc đặc trị, kháng viêm. Tuy nhiên, tùy vào mức độ và triệu chứng nấm miệng bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể.

Do một số thuốc kháng nấm có thể gây tổn thương gan. Vì vậy bác sĩ cần trực tiếp thực hiện xét nghiệm máu cho người bệnh để theo dõi chức năng gan, đặc biệt nếu cần điều trị kéo dài hoặc có tiền sử bệnh gan.

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh da liễu nói chung và bệnh nấm lưỡi nói riêng, các bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ tư vấn da liễu thông qua khung CHAT xuất hiện trên website hoặc qua hotline 0972.666.497 để được giải đáp cụ thể.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào !



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC