Tìm kiếm [x]

Cách chữa cước chân tay và bí quyết để không bị cước

Cách điều trị và cách chữa cước chân tay như thế nào? Bạn đang bị cước chân? bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân bệnh cước? chúng ta cùng tìm hiểu cách trị cước chân tay dưới đây

Có thể bạn quan tâm:

Thế nào là cước?

Bệnh cước là tình trạng viêm các mạch máu nhỏ của da. Tạo nên các vùng da bị đổi màu (đỏ, xanh tím, trắng), sưng lên, phồng rộp và gây ngứa. Tình trạng này xảy ra ở các vị trí tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là đầu ngón tay và chân thường dễ mắc. Hai yếu tố thời tiết lạnh và tuần hoàn kém được xem là yếu tố dẫn đến bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già, những người ít vận động sống trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đối với trẻ em, bệnh chỉ tái phát vào mùa đông trong vài năm, sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Ở người già, bệnh có xu hướng nặng lên trừ khi tránh được các yếu tố khởi phát. Ngoài ra, nữ giới có nhiều khả năng bị cước hơn nam giới.

Bệnh cước tay chân sẽ thường có các tổn thương da thường xảy ra sau vài giờ tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Vị trí thường hay gặp ở bệnh này xuất hiện trên các ngón tay và ngón chân hoặc một số trường hợp có thể gặp ở mũi, lòng bàn chân, bắp chân, đùi, mông. Thời gian bệnh có thể khỏi trong khoảng từ một đến ba tuần hoặc khi thời tiết bắt đầu ấm lên. Bệnh cước tay chân thường có những biểu hiện: Xuất hiện các nốt, mảng da đỏ và ngứa, ở những vị trí này luôn cảm giác nóng rát hoặc da khô dễ bị nứt nẻ dẫn đến chảy máu, hoặc màu da có thể thay đổi từ tím, sang xanh, và có thể kèm theo triệu chứng đau. Trong trường hợp bị nặng thì ở vị trí sưng đau còn có thể phồng rộp, mụn mủ và loét da.

Hầu hết các trường hợp bệnh sẽ khỏi trong vài tuần, tuy nhiên với những trường hợp có xuất hiện mụn nước hoặc mủ có thể gây ra biến chứng gây loét và nhiễm trùng trên da. Cơn đau sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hoặc không có dấu hiệu bệnh thuyên giảm. Nếu gặp trường hợp này bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp

Cách chữa bệnh cước chân tay

Cách chữa bệnh cước chân tay

Tại sao bạn lại bị bệnh cước chân tay?

  • Khi thời tiết quá lạnh vào mùa đông mà bạn không giữ ấm cho tay cũng như chân, khi đó các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại sẽ khiến máu tuần hoàn và lưu thông chậm, gây thiếu ô xy vùng cần nuôi dưỡng, Lúc này nếu được làm ấm đột ngột (sưới ấm bếp lửa) sẽ làm cho các mạch máu đó bị vỡ, dẫn tới viêm ngữa và đau.
  • Nguyên nhân bị cước chân tay khác nữa là những người chân tuần hoàn máu kém, thường bị lạnh chân tay ngay cả khi thời tiết ấm áp
  • Trong gia đình đã từng có người bị mắc bệnh cước tay chân, đặc biệt là cha mẹ và anh chị em ruột, thì có thể bạn cũng rất dễ bị mắc căn bệnh này và mức độ bệnh có thể nặng hơn
  • Những người bị bệnh mạch máu ngoại biên do các yếu tố gây nên như đái tháo đường, hút thuốc lá, tăng mỡ máu
  • Những người bị thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng do chán ăn, tâm thần không ổn định…
  • Những người có sự thay đổi về hệ nội tiết, nhưng bệnh có thể sẽ được cải thiện nếu bạn mang thai
  • Những người có bệnh liên quan đến mô liên kết, như hiện tượng Raynaud có thể khiến cho cơ thể bị lở loét, xơ cứng bì, hoặc lupus ban đỏ…
  • Những người có mắc các chứng rối loạn xương tuỷ
  • Những người sử dụng quần áo bó sát vào người khi thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt có thể khiến cho bệnh nặng hơn.



Cách chữa cước chân tay hiệu quả

Phòng khám đang có ƯU ĐÃI gói Khám Da Liễu với giá 180.000 nghìn đồng ( giá gốc 490.000 nghìn đồng) bao gồm hạng mục sau:

  • Khám lâm sàng
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm chụp CT da
  • Xét nghiệm soi tươi tế bào da ( lấy mẫu phẩm da đi xét nghiệm)
  • Xét nghiệm máu thường quy
  • Xét nghiệm đường máu

Đăng ký gói khám TẠI ĐÂY

Cách chữa cước chân tốt nhất là phòng ngừa bệnh trước, các bạn thực hiện phòng ngừa theo các cách sau:

  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông đặc biệt là chân và tay phải đi giầy tất và đeo găng
  • Không tiếp xúc với nước quá lạnh
  • Trước khi ngủ ngâm chân tay vào nước nóng có gừng tầm 10 – 15 phút
  • Tắm các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm da
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa
  • Hạn chế uống rượu, bia
Cách chữa cước chân

Cách chữa cước chân

Chữa cước chân tay bằng các cách sau

  1. Cách trị cước chân tay vào mùa đông đầu tiên là dùng lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước cho thêm chút muối. Sau đó ngâm chân, tay vào khoảng 30 phút. Làm liên tục trong một thời gian bệnh sẽ giảm dần. Đây là cách dùng phổ biến và thông dụng nhất.
  2. Thoa dung dịch rượu anh đào lên vùng cần chữa cước chân tay để làm dịu đi cơn ngứa và dùng một thời gian bớt sưng chân và sẽ hết dần.
  3. Gừng tươi thái mỏng, sau đó sát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm 1 đến 2 lần. Làm liên tục trong vòng 1 tuần.
  4. Trước khi đi ngủ ngâm chân vào nước nóng có gừng khoảng 15 phút.

Ngoài ra nên kết hợp tập thể dục để có thể phòng ngừa và điều trị cước chân tay. Nên tập rửa tay chân bằng nước lạnh để cơ thể thích nghi dần với thời tiết khi bước vào mùa lạnh.

Nếu vẫn bị đau, sưng, ngứa nhiều thì bạn phải đến khám da liễu ở hà nội  để được tư vấn và điều trị sớm nhé. Mọi thắc mắc về bệnh da liễu các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được hướng dẫn và cách chữa cước chân tay một cách tốt nhất.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC