Tìm kiếm [x]

Viêm da thể tạng là gì và cách điều trị viêm da thể tạng?

Viêm da thể tạng là gì và cách điều trị viêm da thể tạng như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi viêm da thể tạng có biểu hiện không rõ ràng, nên nếu người bệnh không chú ý có thể nhầm lẫn sang bệnh khác, khiến quá trình chữa bệnh không đạt hiệu quả như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm: 

Viêm da thể tạng là gì ?

Viêm da thể tạng là tình trạng da bị viêm mạn tính, tái phát và ngứa nhiều.  Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu Quốc gia thì có khoảng 20% bệnh nhân đến khám là bị viêm da thể tạng. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, thường  phát vào 2 tháng đầu sau khi sinh, có tới 60% bé bị viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi.

Rất hiếm khi đến tuổi trưởng thành rồi mới phát bệnh. Người bệnh có thể bị bệnh viêm da thể tạng ở tay, ở chân, ở mặt, thậm chí là toàn thân.



Viêm da thể tạng chủ yếu do nhưng nguyên nhân dưới đây gây ra:

– Do cơ địa

Tính chất gia đình, di truyền: nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh như viêm da thể tạng, viêm da thể tạng dị ứng, hen suyễn  thì con cái nguy cơ mắc bệnh là 60%, còn cả bố và mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ con cái mắc lên tới 80%.

Các tác nhân kích thích bên trong bao gồm: các bệnh viêm mũi xoang, viêm tai xương chũm, viêm đại tràng,…cũng gây nên bệnh viêm da thể tạng.

– Do các dị ứng nguyên:

Các loại thuốc gây phản ứng như: thuốc tê, sunfamid, chlorocid, penicillin, streptomycin, thủy ngân, lưu huỳnh.

Các loại hóa chất gây kích ứng da: thuốc nhuộm, cao su, dầu mỡ, than đa, thuốc trừ sâu, cao su, xà phòng,…cũng có thể là tác nhân gây bệnh viêm da thể tạng, viêm da tiếp xúc…

Môi trường sống ô nhiễm: khói bụi, ẩm, len dạ, lông chó mèo, đệm, đồ thảm trải nhà cũng làm cho bệnh nặng hơn.

Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng như: vi khuẩn, nấm, siêu vi,…

– Yếu tố tâm lí:

Lo âu, căng thẳng kéo dài cũng là yếu tố khởi phát bệnh và làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Triệu chứng viêm da thể tạng là tổn thương da khô, ban đỏ kèm theo hiện tượng ngứa. Do quá ngứa bệnh nhân gãi nhiều mà mà da khu vực đó bị dày, bệnh nhân càng gãi nhiều càng ngứa, vòng tròn” ngứa – gãi” khiến bệnh nặng hơn và nguy cơ bị bội nhiễm rất cao. Việc chẩn đoán bệnh không khó có thể dựa trên các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm thấy nồng độ IgE  trong máu thường tăng cao.

viêm da thể tạng

biểu hiện viêm da thể tạng ở trẻ em

Viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da thể tạng thường mắc ở trẻ sơ sinh và khởi phát khi bé được 3-6 tháng, ở thời điểm này hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định. Bệnh kéo dài đến khi bé 2-3 tuổi và giảm dần sau đó, ổn định hơn khi trẻ lên 4-5 tuổi.

Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các vệt hồng ban màu đỏ, gây ngứa ngáy trên vùng da mặt, trán, má và cằm của trẻ. Ở giai đoạn cấp tính trên da xuất hiện các mụn nước, chảy dịch, đóng thành mảng và bong tróc dạng vảy. Nếu bé bị viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh mà có bội nhiễm thì vùng da viêm sẽ bị nhiễm trùng, xuất hiện mủ, da bị tổn thương và loét.

Do viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như vảy nến hay viêm da tiếp xúc, rôm sảy ở trẻ,.. Vì thế, cần phải dựa vào rất nhiều tiêu chuẩn để xác định bệnh. Cụ thể:

-Bé dưới 5 tuổi thì vị trí tổn thương thường ở vùng da mặt và vùng da mặt trong của chân tay.

Trẻ 5-6 tuổi hoặc người lớn thường là da trông dày lên, tạo thành hình ô vuông, và mặt trong những vùng nếp gấp bị dày sừng, nhưng không phù nề và tiết dịch giống trẻ nhỏ.



Chàm thể tạng ở người lớn

Người lớn hiếm khi mắc bệnh viêm da thể tạng. Triệu chứng chàm thể tạng ở người lớn có biểu hiện rất khác với trẻ em. Thông thường, các thương tổn xuất hiện ở chỗ nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối và gáy, có diện tích thương tổn lan rộng trên toàn cơ thể.

Biểu hiện bệnh thể hiện rõ ở cổ và mặt, gây tác động xấu đến da vùng quanh mắt, khiến da rất khô, ngứa liên tục, da bị tróc vảy nhiều hơn, và có thể gây nhiễm trùng da.

Nếu bị chàm thể tạng ở người lớn trong khoảng vài năm, thì thương tổn sẽ trở nên dày và sậm màu hơn những vùng da còn lại, gây ngứa ngáy liên tục.

Với những người đã từng bị bệnh chàm thể tạng lúc nhỏ, khi trưởng thành không còn triệu chứng, tuy nhiên da có thể xuất hiện tình trạng khô, dễ bị kích ứng, và tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, chàm mi.

Biểu hiện lâm sàng của chàm thể tạng ở người lớn:

+Giai đoạn cấp tính: xuất hiện các đám da đỏ trên, không có ranh giới rõ ràng; bề mặt da cũng nổi các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da có thể bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy. Bệnh nhân gãi nhiều sẽ gây nên các vết xước và chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo mụn mủ và vẩy  tiết vàng Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Các tổn thương khu trú ở trán, má, cằm, nếu bị nặng có thể lan ra tay và than.

+Giai đoạn bán cấp: các triệu chứng bệnh viêm da thể tạng nhẹ hơn, da không bị phù nề và tiết dịch.

+Giai đoạn mạn tính: da trở lên dày và thâm, khu vực tổn thương ranh giới rõ ràng, liken hóa, trên da xuất hiện các vết nứt đau. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều . Ở giai đoạn này tổn thương thường thấy ở các nếp gấp lớn như: lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, gáy, cổ, cẳng chân. Nếu bệnh nặng tổn thương có thể lan toàn thân

Ngoài ra bệnh nhân còn có một số triệu chứng khác như: viêm mũi dị ứng, ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như: bệnh vảy cá thông thường, dày sừng nang lông cũng gặp trên bệnh nhân bị bệnh.

viêm da thể tạng là gì

viêm da thể tạng có thể khiến bệnh nhân ngứa ngáy

Điều trị bệnh viêm da thể tạng

Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương, để điều trị bệnh viêm da thể tạng hiệu quả, bệnh nhân cần phải được thăm khám chính xác tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp với từng người.

Tại phòng khám Đông Phương, đang áp dụng cách điều trị bệnh viêm da thể tạng bằng liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông tây y giúp người bệnh điều trị tận gốc, triệt để bệnh, không gây tái phát.

Liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông tây y với điều tiết 2 hướng. Điều trị ngứa, bài độc hiệu quả; thuốc được thẩm thấu vào tổ chức dưới da, làm giảm ngứa, sưng, nổi mẩn nhanh chóng. Theo đó, sẽ phục hồi hệ thống miễn dịch bị tổn thương, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể người bệnh. Có tác dụng đối với hàng nghìn nguồn dị ứng, giúp làm giảm hiệu quả các nguồn gây bệnh.



Trong quá trình điều trị bệnh viêm da thể tạng, người bệnh cần chú ý:

-Tuyệt đối không được bóc vảy trên da, chà xát hay kì cọ vùng da bị tổn thương vì chà xát mạnh có thể khiến lớp sừng bị tổn thương da bong mạnh hơn.

-Luôn giữ ẩm cho da bằng cách bôi kem dưỡng ẩm đặc biệt là vào mùa đông, bôi kem dưỡng âm trước khi làm việc và sau khi rửa tay.

-Không gãi ngứa vì có thể khiến da tổn thương gây bội nhiễm

-Nên  tránh xa các loại thức ăn có thể gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, thậm chí là sữa, trứng nếu cơ địa bạn nhạy cảm dễ bị viêm da dị ứng, viêm da cơ địa. Tuyệt đối kiêng các chất kích thích hay chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá rượu bia. Đồ ngọt hay nước co gas cũng không nên dùng.

-Không được tiếp xúc với các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa hay xăng dầu… Hạn chế lau nhà, giặt quần áo, rửa bát. Khi chế biến thức ăn nên tránh tiếp xúc với dầu mỡ và các gia vị như ớt, muối… Nếu nhất thiết phải làm các công việc này thì nên đeo găng tay bảo vệ.

Để biết khám da liễu ở đâu hà nộiuy tín và chất lượng bạn có thể tham khảo Phòng khám Da Liễu Đông Phương. Ngoài ra, có thể chủ động liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ miễn phí.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC