Tìm kiếm [x]

Viêm da cơ địa ở chân giải pháp nào cho căn bệnh này ?

Viêm da cơ địa ở chân hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng gây ra các vết lở loét, làm da khô ngứa. Căn nguyên của căn bệnh này là do đâu, nên xử trí thế nào ?

Tại sao bị viêm da cơ địa ở chân ?

Chân bộ phận dễ bị viêm da cơ địa tấn công vì đây là nơi tiếp xúc nhiều với mầm bệnh. Đến nay tuy chưa xác định được chính xác căn nguyên gây bệnh nhưng các yếu tố sau được xem là có liên quan đến sự hình thành bệnh:



– Yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng.

– Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, chất tẩy rửa, nước bẩn… thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn.

– Cọ xát, bị sang chấn trên bờ mặt da khiến vi khuẩn tấn công.

Viêm da cơ địa ở chân do tiếp xúc với nước bẩn

Thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn dẫn tới viêm da cơ địa ở chân

Những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở chân

Bệnh viêm da cơ địa ở chân dễ xuất hiện ở đầu ngón, gót với hiện tượng da đỏ, khô, không tạo nên ranh giới rõ ràng với vùng da lành. Thương tổn bắt đầu là  nền da khô, đỏ sau đó lan rộng ra khắp bàn, gót chân.

Về mùa hè, có thể thương tổn bị đỏ, nổi mụn nước, ngứa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Khi mùa đông đến, do độ ẩm trong không khí thấp nên da xảy ra tình trạng nứt nẻ trầm trọng, rớm  máu, đau đớn làm giảm sút chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Thương tổn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Biện pháp xử trí với bệnh viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa ở chân muốn ngăn ngừa tái phát trước tiên cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đồng thời thăm khám và điều trị theo phác đồ bác sĩ đề ra. Để điều trị, bác sĩ có thể sử dụng thuốc bôi có chế phẩm steroid như fucicort, gentrizone,… để giảm viêm đồng thời kết hợp cùng với thuốc ức chế kích ứng da và dùng sản phẩm dưỡng ẩm cho da, tránh tình trạng da khô, bệnh tái phát.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp kiểm soát bệnh như:

– Không bóc vảy da, tránh chà xát kỳ cọ làm tổn thương vùng da bị bệnh vì điều này càng làm tổn thương lớp sừng, tác động làm mạnh mẽ hơn quá trình bong da sau đó.

– Tránh tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, xăng, dầu và hạn chế đi chân trần. Nếu cần thiết phải tiếp xúc với những chất này nên đi ủng để bảo vệ da chân trước các tác nhân gây bệnh.

– Cắt ngắn móng chân và giữ vệ sinh chân sạch sẽ.



– Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như nhộng, thịt gà, tôm, cua…

– Thường xuyên bôi kem giữ ẩm cho da, nhất là vào mùa đông vì thời tiết  hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ. Trước khi bôi kem cần vệ sinh chân thật sạch sẽ.

– Không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn hoặc nhiễm trùng.

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

– Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin vì nếu thiếu vitamin A, C, E,… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sừng, bệnh càng nặng hơn.

Do có tới hàng chục nguồn gây nên bệnh viêm da cơ địa nên việc điều trị muốn đạt hiệu quả cần xác định đúng điều này. Ý thức được điều đó, Phòng khám da liễu Đông Phương đã đưa vào sử dụng hệ thống phân loại nguồn dị ứng của Đức với khả năng xác định tới hơn 300 nguồn gây bệnh khác nhau. Sau khi chẩn đoán đúng căn nguyên, các bác sĩ sẽ áp dụng Liệu pháp TBW khử trùng sâu để điều trị căn bệnh này một cách toàn diện, khắc chế tình trạng tái phát mà không làm ảnh hưởng tới các vùng da khác.

Để hiểu thêm về phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở chân đã nói đến trên đây, bạn có thể liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp với bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ. 

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC