Tìm kiếm [x]

Ngón chân bị sưng đỏ và bị đau có phải là dấu hiệu bệnh cước

Vào mùa đông nhiều người gặp phải hiện tượng ngón chân, ngón tay sưng, ngứa, đau và đỏ. Trời càng lạnh ngứa và đau càng nhiều, khiến họ rất khó chịu. Vậy đó có phải là dấu hiệu bệnh cước chân tay?

Có thể bạn quan tâm:

Dấu hiệu bệnh cước chân tay

Khi bị bệnh, triệu chứng bệnh cước đầu tiên là các ngón chân, ngón tay sưng, đỏ, đau, gây ngứa như bị kim châm, càng gãi càng ngứa, phồn rộp, tê dại mất cảm giác. Nếu bệnh nhân gãi nhiều chân có thể bị loét hay nhiễm trùng. Hiện tượng, sưng đau ngứa không chỉ xuất hiện ở đầu ngón chân mà cả rìa xung quanh bàn chân, nhiều người còn bị cả ở bàn tay.

Để không mất thời gian đọc >>> Gửi hình ảnh bệnh, chẩn đoán online miễn phí

Bệnh thường gặp ở những người  lao động chân tay, làm đồng ruộng, do thường xuyên phải tiếp xúc với nước  khi thời tiết lạnh.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do trời lạnh các mạch máu ngoại vi dưới da co lại, cản trở sự lưu thông của máu, dẫn đến thiếu oxy ở các vùng cần nuôi dưỡng. Khi được làm ấm đột ngột các mạch máu bị vỡ, gây viêm nhiễm, sưng nề, đau ngứa. Hầu như tất cả mọi người đều đã từng bị bệnh cước nhưng cho rằng đây là bệnh không có gì đáng ngại nên không chú ý đến.

Dấu hiệu bệnh cước

Dấu hiệu bệnh cước

Mách bạn cách đối phó với bệnh cước chỉ với các loại rau củ.

  • Củ gừng:  để chữa bệnh cước chân bạn chỉ cần lấy gừng tươi, cắt lát mỏng, chà lên khu vực da bị phát cước, làm như vậy 1-2 lần/ngày, trong thời gian một tuần
  • Củ tỏi vỏ tím: trước khi mùa đông đến bạn lấy một củ tỏi vỏ tím, chà xát vào bộ phận thường bị phát cước, thực hiện liên tục 5-7 ngày, nếu thấy hiện tượng da nổi bóng nước thì ngưng sử dụng.
  • Lá vừng tươi: bạn lấy vài lá vừng tươi, rửa sạch vò nát xát vào vùng da bị phát cước khoảng 20 phút, để dịch từ lá lưu trên da 1 tiếng sau rửa sạch. Mỗi ngày thực hiện vài lần, liên tục trong 1 tuần
  • Hoa hồng: chuẩn bị 10 hồng hoa, 15 g quế chi, sắc lấy nước, sử dụng nước đó rửa bộ phận dễ bị phát cước, 1 lần/ ngày, liên tiếp trong 5 ngày.


Để không bị cước chân tay vào mùa đông các bạn cần chú ý

  • Giữ ấm cho chân tay, không nên để tình trạng lao động trong mùa đông mà không có dụng cụ bảo hộ. Hạn chế để chân tay tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ kể cả khi trời lạnh, tắm rửa bằng nước ấm, uống nhiều nước, bổ sung các loại hoa quả và rau xanh vào bữa ăn, ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những đồ ăn giàu protein.
  • Không nên uống nhiều rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào.

Trước khi đi ngủ nên ngâm chân với nước muối ấm có gừng trong khoảng thời gian 15 phút máu lưu thông và làm ấm chân tay

Khi bị cước không nên gãi mạnh sẽ làm chân lở loét, viêm nhiễm, thậm chí hoại tử, mà chỉ nên xoa nhẹ cho bớt ngứa. Với những dấu hiệu bệnh cước chân tay như trên chúng tôi hy vọng các bạn có thể nhận biết sớm ra bệnh và tìm ra cách trị bệnh sớm nhất.

Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC