Tìm kiếm [x]

Bệnh vảy nến ở trẻ em và những thông tin cần biết

Bệnh vảy nến ở trẻ em nhìn chung lành tính, không ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lí của các bé và cũng để lại một số những hệ lụy.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh vảy nến ở trẻ em và những thông tin cần biết

Nguyên nhân bệnh vảy nến 

  • Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh chủ yếu do di truyền và vi khuẩn streptococcus, bệnh thường xảy ra sau khi trẻ bị nhiễm trùng cổ họng.
  • Bệnh vảy nến do các tế bào da phát triển quá nhanh, trẻ em bị bệnh vảy nến thường xuất hiện trên đầu gối, khuỷu tay, mặt, da đầu, lưng, ngực và vùng quấn tã…

>>> Gừi hình ảnh về bệnh để được chẩn đoán online miễn phí

Bệnh vảy nến ở trẻ em có triệu chứng gì?

  • Trẻ em bị vảy nến thường có triệu chứng trên xuất hiện các mảng đỏ ranh giới rõ ràng, phía trên có vảy dày màu trắng
  •  Da bị khô, nứt và có thể chảy máu.
  • Vùng da bị bệnh thường xuyên đau rát, ngứa ngáy, có cảm giác nóng rát ở vùng xung quanh bị ảnh hưởng.
  •  Móng tay, móng chân dày, có nhiều lỗ nhỏ ở trên bề mặt móng.
bệnh vảy nến ở trẻ em

trẻ em cũng có thể mắc bệnh vảy nến

Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em

Có nhiều cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em tuy nhiên các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình bệnh của từng bé để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh chủ yếu có những cách sau:

 Phương pháp điều trị tại chỗ

  • Phương pháp này sẽ sử dụng các loại kem, thuốc mỡ hoặc thuốc nước bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
  • Các loại thuốc này bao gồm corticosteroid theo toa, các chất dưỡng ẩm, kem vitamin D, hắc ín từ than  hoặc dầu gội làm từ axit salicylic.
  • Phương pháp điều trị tại chỗ thường chỉ được áp dụng cho trường hợp bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh từ thể nhẹ đến trung bình.



 Trị liệu ánh sáng

  • Đây là phương pháp sử dụng tia cực tím tự nhiên hoặc tia nhân tạo để điều trị các triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ em.
  • Các bác sĩ chữa bệnh da liễu khuyên cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hàng ngày trong khoảng thời gian ngắn để điều trị bệnh vảy nến.
  • Tuy nhiên,  cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ vì nếu để trẻ tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng mặt trời có thể lại làm cho bệnh vảy nến ở trẻ em nặng hơn.
  • Ngoài ra,  trẻ bị vảy nến cũng có thể được điều trị bằng cách chiếu tia cực tím vào vùng da bị ảnh hưởng, điều trị bệnh bằng laser và liệu pháp kết hợp tia cực tím cùng thuốc và điều trị tại chỗ.

 Thuốc uống hoặc tiêm

  • Cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh bằng thuốc uống hoặc tiêm được áp dụng để điều trị cho trường hợp bệnh ở thể nặng hoặc không đáp ứng được các phương pháp điều trị trên.
  • Trẻ có thể tiếp nhận thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống. Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ và được quy định chỉ dùng trong thời gian ngắn, do đó mẹ nên đặc biệt chú ý.

Bệnh vảy nến, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa ở trẻ em là căn bệnh khó chữa dứt điểm, đòi hỏi phải kiên trì mới cho kết quả tốt. Vậy nên, cha mẹ cần kiên trì trong quá trình điều trị cho con và tuyệt đối nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dù áp dụng bất kì phương pháp điều trị nào cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán, chỉ nên điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chứ không nên tự ý điều trị để tránh làm bệnh trở nên nặng hơn.

Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC