Tìm kiếm [x]

Bệnh nấm da bàn chân những lưu ý cần quan tâm

Bệnh nấm da bàn chân dễ xảy ra với những người phải thường xuyên đi giày, tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Đây là căn bệnh gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến vận động nên cần được điều trị dứt điểm.

Những yếu tố gây ra bệnh nấm da bàn chân

Đây là căn bệnh có thể xảy ra với mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính. Những yếu tố sau được xem là điều kiện để hình thành bệnh nấm da bàn chân :

– Mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch yếu

– Mang giày dép quá chật không thông thoáng

Benh Nam Da Ban Chan

Đi giầy dép chật là nguyên nhân bệnh nấm da bàn chân

– Ra mồ hôi chân đầm đìa

– Sử dụng chung hồ bơi, vòi tắm hoa sen, khăn tắm

– Sống trong khí hậu ấm áp, khí hậu ẩm ướt

Căn bệnh này có thể được lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây từ động vật sang, qua dùng chung dụng cụ bị nhiễm nấm, lây từ đất…

Bài viết liên quan :

Các dấu hiệu cho thấy bệnh nấm da chân

Bệnh thường xảy ra ở khoảng giữa các ngón chân, mu bàn chân, lòng bàn chân; có thể bị ở một hoặc cả hai chân. Mỗi vị trí bàn chân bị nhiễm trùng khác nhau có dấu hiệu bệnh khác nhau:

– Nấm ở mu bàn chân

Trên da xuất hiện mảng màu đỏ kèm vảy với kích thước 1 – 5 cm kèm theo cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Thương tổn có bờ gờ cao, tạo thành các mụn nước nhỏ, hình tròn hoặc vòng cung, có vảy, phần trung tâm có xu hướng bình thường.

– Nấm giữa các ngón chân

Triệu chứng hơi giống viêm nhiễm, tiết dịch, đóng vảy, ngứa, mặt da giữa các ngón chân hoặc dưới các ngón chân có thể nứt nẻ.

Benh Nam Da Ban Chan

Hình ảnh bệnh nấm da bàn chân

– Nấm ở lòng bàn chân

Từng đốm da màu hồng hoặc đỏ với các mức độ khác nhau.

Viêm kẽ là dạng tổn thương đặc trưng của nấm bàn chân, có hiện tượng đám ban đỏ, nứt kẽ, tiết dịch ẩm ướt và đóng vảy tiết ở kẽ chân. Đôi khi tổn thương lan xuống gan bàn chân và ít khi lan lên mu chân. Khi tổn thương trở nên nghiêm trọng sau nhiễm nấm có thể gặp tình trạng bội nhiễm vi khuẩn gây đau nhức cho người bệnh.

Viêm và nổi mụn nước cũng là một dạng tổn thương có thể gặp của bệnh nấm da bàn chân. Bệnh nhân có nổi các mụn nước, bọng nước trong hoặc có mủ, ngứa và đau, sau khi vỡ để lại vảy tiết và ban đỏ dai dẳng. Thể nặng nhất của nấm da bàn chân là loét, nó dễ gặp ở bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch.

Cách xử trí với nấm da bàn chân

Ngay sau khi thấy có những dấu hiệu của bệnh nấm da bàn chân, người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Những trường hợp bệnh nhẹ có thể bôi thuốc chống nấm tại chỗ và cần giữ bàn chân được khô ráo để vi nấm không có môi trường hoạt động. Trường hợp không đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ hoặc bệnh đã nặng có thể sẽ cần đến thuốc kháng sinh.

Người bệnh không nên tự ý dừng sử dụng thuốc nếu thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm vì có thể lúc này vi nấm vẫn còn ẩn náu, chờ có điều kiện sẽ quay trở lại. Bên cạnh đó, hàng ngày cần vệ sinh chân sạch sẽ, lau khô và không được dùng chung khăn lau chân với bất kì ai. Khi đi tất cần tránh lựa chọn giày cao su hoặc nhựa vinyl; cần mang dép thương xuyên và bôi bột chống nấm vào chân hoặc giày để tránh bị vi nấm xâm nhập.

Muốn điều trị bệnh nấm da bàn chân triệt để bạn có thể đến phòng khám da liễu Đông Phương để thăm khám lâm sàng, thực hiện một số kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào những điều này để giúp bạn có được phác đồ điều trị phù hợp.

Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC