Tìm kiếm [x]

Bệnh ghẻ tái phát phải làm sao đây ?

 Bệnh ghẻ tái phát có khả năng xảy ra khi không được điều trị triệt để và phòng ngừa đúng cách. Thậm chí khi nó quay trở lại còn có nguy cơ lây nhiễm, bùng phát mạnh mẽ, gây nhiều ảnh hưởng nguy hại đến chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Benh Ghe Tai Phat

Bệnh ghẻ tái phát gây ngứa

Tổng quan về bệnh ghẻ

Ghẻ là một dạng bệnh lí ngoài da do con ghẻ cái gây ra. Chúng sống kí sinh trên da và tấn công chúng ta bắt cứ khi nào chúng ta có vết xước, vết thương hở. Triệu chứng chính của bệnh là ngứa, ngứa dữ dội nhất về đêm. Tình trạng gãi ngứa dễ gây chàm hóa sang thương, bội nhiễm. Người bị bệnh ghẻ sẽ nổi các mụn nước chứa dịch trong suốt, nếu nhiễm trùng dịch này sẽ chuyển sang màu đục, nốt mụn vỡ ra tạo cơ hội cho bệnh lây lan.

Tổn thương đặc hiệu của ghẻ là các rãnh ghẻ và mụn nước, khu trú ở những vùng da non. Sang thương ghẻ ngứa thường không có ở mặt. Ghẻ chỉ gây bệnh ngoài da, dễ lây nhiễm từ người này sang người khác. Lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.

Do căn nguyên của bệnh là bởi ký sinh trùng gây ra nên nếu không có thuốc đặc trị thì bệnh khó có thể khỏi mà ngày càng chuyển biến nặng, lây lan. Bệnh ghẻ tái phát hết đợt này đến đợt khác vì kí sinh trùng vẫn chưa bị tiêu diệt mà đang trú ẩn dưới da chờ đợi thời cơ thích hợp để quay trở lại.

  Bệnh ghẻ cóc khám phá những triệu chứng thường gặp

Nên làm thế nào khi bệnh ghẻ tái phát

Bệnh ghẻ tái phát nên làm thế nào

Biểu hiện của bệnh ghẻ

Các triệu chứng bệnh ghẻ thường bao gồm:

  • Ngứa dữ dội và phát ban, thường nặng hơn vào ban đêm
  • Có những dấu vết nhỏ, ngoằn ngoèo của hang rệp trên da
  • Xuất hiện những mụn nước hay u nhỏ nhạt màu trên da
  • Nếu bị ghẻ đóng vảy, trên da xuất hiện lớp vỏ dày chứa hàng ngàn con ve và trứng
  • Lớp vảy thường xám, dày và hay vỡ vụn ra khi chạm vào

Dấu hiệu ghẻ ở người trưởng thành và trẻ vị thành niên

  • Giữa các ngón tay
  • Trong nách
  • Vùng eo
  • Các nếp gấp ở cổ tay
  • Vùng khuỷu tay bên trong
  • Lòng bàn chân bị ghẻ
  • Vùng quanh vú
  • Xung quanh khu vực bộ phận sinh dục nam
  • Trên mông
  • Đầu gối
  • Bả vai
  • Ghẻ xốn ở vùng kín

Dấu hiệu ghẻ ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

  • Da đầu
  • Mặt
  • Cổ
  • Lòng bàn tay
  • Bị ghẻ ở chân (Lòng bàn chân)

Các loại bệnh ghẻ

Bao gồm 3 loại bệnh ghẻ:

  • Bệnh ghẻ thông thường: Đây là bệnh ghẻ là phổ biến, gây phát ban ngứa trên tay, cổ tay và các bộ phân thông thường khác. Tuy nhiên, nó không gây nghiêm trọng cho da mặt của bạn.
  • Bệnh ghẻ nhiễm khuẩn: Bệnh này thường gây ngứa, xuất hiện ở các bộ phận cơ thể như vùng nách hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Bệnh ghẻ vảy (ghẻ Na-uy): Những người mắc bệnh ghẻ vảy này thường gặp tình trạng suy giảm miễn dịch. Bệnh ghẻ tạo ra lớp vảy dày, màu xám. Đây là loại bệnh ghẻ nghiêm trọng và cực kỳ dễ lây lan.

Bệnh ghẻ tái phát có lây hay không?

Theo bác sĩ Hải – Trưởng khoa Da Liễu tại Phòng khám Da Liễu Đông Phương Hà Đông cho biết: Bệnh ghẻ là một trong những loại bệnh da liễu có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Con đường lây nhiễm chủ yếu là cùng chung sống và sinh hoạt trong một diện tích nhỏ, sử dụng chung đồ cá nhân,… Do đó, để hạn chế khả năng lây bệnh ghẻ nên có hướng điều trị nhanh chóng và hiệu quả, không nên tự điều trị tại nhà.

Benh Ghe Tai Phat (2)

Bệnh ghẻ có lây không?

Làm gì để ngăn ngừa bệnh ghẻ tái phát ?

Căn bệnh này có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Vì thế cần điều trị triệt để và thực hiện đồng thời cho mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt chung với người bệnh để tránh tái nhiễm. Các thuốc điều trị ghẻ thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ, thuốc uống… nhưng cần có chỉ định điều trị từ bác sĩ da liễu, người bệnh cũng cần tuân thủ chỉ định ấy thì mới loại bỏ tận gốc cái ghẻ.



Trong quá trình điều trị ghẻ người bệnh cũng cần tuân thủ nguyên tắc:

  •  Điều trị sớm, triệt để nhằm chặn nguy cơ lây lan bệnh. Không tự ý dùng thuốc, không gãi làm trầy xước da.
  •  Tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa
  •  Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tiệt trùng vật dụng cá nhân sạch tuyệt đối để cái ghẻ không có điều kiện sinh sôi.
  •  Tránh dùng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da mắc bệnh của người bị ghẻ.
  •  Sử dụng thuốc đủ thời gian bởi phần lớn các thuốc được yêu cầu cần tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn và 12 giờ đối với trẻ em, phụ nữ mang thai thì mới có tác dụng. Sau khi sử dụng thuốc cần vệ sinh da thật sạch sẽ nhưng tránh chà xát mạnh làm da bị tổn thương.
Benh Ghe Tai Phat

Địa chỉ chữa bệnh ghẻ uy tín ở Hà Nội

Về cơ bản, ghẻ chỉ là một bệnh ngoài da đơn thuần nhưng bệnh ghẻ tái phát dễ xảy ra là do chính việc phòng ngừa và điều trị của chúng ta. Nhiều người do bỏ qua chẩn đoán, điều trị không tận gốc nên bệnh có cơ hội trở lại. Thêm vào đó, do chưa hiểu rõ về bệnh nên dễ nhầm lẫn với bệnh ngoài da khác, điều trị không đúng hướng.

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh ghẻ nếu tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa đều có thể đẩy lùi tận gốc bệnh ghẻ, ngăn chặn được tình trạng bệnh lây nhiễm hoặc tái diễn thường xuyên. Vì thế, khả năng ghẻ quay trở lại hay không là ở chính bản thân người bệnh. Chủ động điều trị, phòng ngừa tích cực là giải pháp hữu hiệu để loại bỏ điều này.

Hiện tại, phòng khám Đông Phương đang áp dụng GÓI KHÁM DA LIỄU giá 180.000 đồng (giá gốc 490.000 đồng) bao gồm hạng mục sau:

  • Khám lâm sàng
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm chụp CT da
  • Xét nghiệm soi tươi tế bào da ( lấy mẫu phẩm da đi xét nghiệm)
  • Xét nghiệm máu thường quy
  • Xét nghiệm đường máu

Đăng ký gói khám TẠI ĐÂY

Mọi thắc mắc về bệnh ghẻ tái phát hoặc cần hỗ trợ y tế về căn bệnh này, hãy TƯ VẤN TRỰC TUYẾN cùng chuyên gia của  Phòng khám da liễu Đông Phương hoặc hotline 0972.666.497 để được giúp đỡ miễn phí.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC